Nguyên tắc và phương pháp xác định các lĩnh vực học tập/ mạch kiên thức/ chủ đề dạy học trong chương

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-02NV
    Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Phạm Đức Quang
    Các thành viên tham gia: TS. Phan Thị Luyến
                                                  PGS. TS. Nguyễn Thị Hạnh
                                                  ThS. Đào Ngọc Lộc
                                                  TS. Nguyễn Thanh Mai
                                                  PGS. TS. Nguyễn Tuyết Nga
                                                  ThS. Nguyễn Thanh Trịnh
                                                  ThS. Đào Văn Toàn
                                                  ThS. Lê Anh Tuấn
                                                  ThS. Vũ Thị Thư
                                                  PGS. TS. Đỗ Tiến Đạt
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8/2013 đến tháng 8/2014

    2. Tính cấp thiết

    Một trong những nhiệm vụ góp phần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục nước nhà là xây dựng CT GDPT, giai đoạn sau 2015, theo định hướng phát triển năng lực người học. Có thể thấy đây là công việc hoàn toàn mới mẻ ở nước ta, chưa có mô hình hay điểm tựa trước đó. Vì thế rất cần những nghiên cứu làm sáng tỏ thêm về cơ sở lí luận và thực tiễn, để có được tầm nhìn và lộ trình tốt nhất.

    Theo tư tưởng chung Đề án đổi mới chương trình và Sách giáo khoa giai đoạn 2015 ở nước ta thì:

    - CT GDPT được xây dựng theo cách xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy,
    - Cần cấu trúc hệ thống lĩnh vực học tập/môn học sao cho số lượng môn học ở mỗi lớp học, cấp học không quá nhiều

    Từ đó, để phục vụ cho công việc xây dựng CT GDPT, theo định hướng phát triển năng lực người học, một việc làm không thể thiếu là nghiên cứu nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập/môn học trong CT GDPT sau 2015. Khi đã hiểu được nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học trong CT GDPT sau 2015 ta chẳng những có thể thống nhất được quan niệm chung về lĩnh vực học tập, môn học, mạch kiến thức, chủ đề dạy học ở trường phổ thông mà còn đề xuất được cách xác định chúng. Nhờ đó, ta có thể xác định được yêu cầu mức độ; hình thức tổ chức dạy học; góp phần đảm bảo rằng các kiến thức lựa chọn sẽ đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo. Hơn nữa, cách làm đó có thể giúp cho đội ngũ tác giả xây dựng chương trình GDPT hay đội ngũ viết sách giáo khoa, biết cách thức xác định nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.

    Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu với tựa đề “Nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học trong CT GDPT sau 2015” là hết sức cấp bách, cần thiết và có ý nghĩa.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    - Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc và phương pháp (cách thức) xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học trong CT GDPT (bắt buộc) giai đoạn sau 2015 ở Việt Nam.
    - Bước đầu minh họa các nguyên tắc và cách thức xác định các lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học trong CT GDPT giai đoạn sau 2015 ở Việt Nam, qua một số lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học cụ thể.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lí luận: Làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản làm điểm tựa đề xuất nguyên tắc và phương pháp xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học.
    - Cơ sở thực tiễn: Nhóm nghiên cứu chủ yếu học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nguyên tắc và phương pháp xác lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học theo hướng phát triển năng lực người học, xem đó như cơ sở thực tiễn của đề tài.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nguyên tắc và cách thức xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học trong CT GDPT giai đoạn sau 2015 ở Việt Nam.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; phương pháp phỏng vấn trực tiếp; .
    - Các Phương pháp khác: Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học; phương pháp chuyên gia; .

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Các lĩnh vực học tập, môn học trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015

    1.1. Các lĩnh vực học tập, môn học trong CT GD PT ở một số nước
    1.2. Đề xuất lĩnh vực học tập, môn học ở nước ta, giai đoạn sau 2015
    1.3. Kết luận chương 1

    Chương 2. Nguyên tắc, phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau 2015 ở Việt Nam

    2.1. Một số thuật ngữ, quan niệm
    2.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn để xác định lĩnh vực học tập, môn học giai đoạn sau 2015 ở nước ta
    2.3. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế
    2.4. Các nguyên tắc xác định lĩnh vực học tập/chủ đề/nội dung dạy học
    2.5. Phương pháp xác định chủ đề/mạch nội dung dạy học

    Chương 3. Minh họa nguyên tắc phương pháp qua một số lĩnh vực/môn học

    3.1. Báo cáo minh họa môn Toán
    3.2. Kết luận chương 3

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài làm rõ quan niệm, cách hiểu về nguyên tắc và phương pháp, hồi cứu và phân tích tư liệu, tiếp cận lĩnh vực học tập/chủ đề/nội dung học tập trên ba bình diện: Nội dung trí dục, chương trình giáo dục và lí luận dạy học đề làm rõ cơ sở lí luận xác định các nguyên tắc, tìm hiểu kinh nghiệm trong và ngoài nước để làm rõ cơ sở thực tiễn của việc đề xuất các nguyên tắc.

    Trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc chung, các phương pháp xác định lĩnh vực học tập, môn học và bám sát đặc thù, tính chất riêng của mỗi lĩnh vực, môn học, đề tài đã bước đầu vận dụng vào các lĩnh vực, môn học như: Toán, Ngữ Văn, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ (tiếng Anh), Thể chất, Khoa học, Công nghệ, Khoa học xã hội, mỗi lĩnh vực, môn học bước đầu đề xuất, làm rõ về: vị trí, vai trò môn học; mục tiêu môn học; các năng lực cần đạt qua dạy học môn học; các mạch kiến thức cơ bản trong môn học; Minh họa qua một số nội dung cụ thể.

    Nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất được 6 nguyên tắc chung và 8 bước cơ bản để xác định lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Qua nghiên cứu, đề tài đã thống nhất được quan niệm chung về lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học ở trường phổ thông, theo định hướng phát triển năng lực người học.
    Khi xác định mỗi lĩnh vực /môn học trong chương trình như Ngữ văn, Toán, ta còn phải tiếp cận, xem xét từ bình diện khoa học bộ môn, nền tảng môn học đó nữa. Vì thế mà còn có thể có thêm những nguyên tắc, phương pháp đặc thù khác. Nhóm đề tài cũng bước đầu vận dụng các nguyên tắc và phương pháp xác định các lĩnh vực học tập/mạch kiến thức/chủ đề dạy học vào một số lĩnh vực/môn học cụ thể. Có thể xem đó là những minh chứng ban đầu cho việc xác định, lựa chọn lĩnh vực/môn học.

    Khuyến nghị

    - Cần dịch một số chương trình quốc gia môn học của một số nước có thành tựu về giáo dục theo định hướng phát triển năng lực để học tập kinh nghiệm;
    - Nếu có điều kiện nên mời các chuyên gia của các nước đã xây dựng thành công chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực đến trao đổi, qua đó rèn luyện, phát triển đội ngũ xây dựng chương trình ở Việt Nam;
    - Mời các chuyên gia của các nước đã xây dựng thành công chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực đến trao đổi, qua đó rèn luyện, phát triển đội ngũ xây dựng chương trình ở Việt Nam;
    - Cần tổ chức các hội thảo nhằm giúp giáo viên hiểu sâu hơn định hướng của chương trình giáo dục phổ thông tập trung vào phát triển năng lực để họ hiểu và có khả năng thực hiện chương trình mới.



    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...