Luận Văn Nguyên tắc tự do biển cả trong Công ước Luật biển 1982

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nguyên tắc tự do biển cả trong Công ước Luật biển 1982
    Giới thiệu chung

    I.Lịch sử hình thành và nội dung của nguyên tắc tự do biển cả.
    1. Lịch sử hình thành

    Từ thế kỷ XV, khi các quốc gia mở rộng quyền lực của mình ra biển cả, sự đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biển trở nên ngày càng quyết liệt, lúc đó, người ta đã nhận ra rằng “biển cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng biển”.Từ đó đã hình thành hai quan điểm, hai học thuyết trái ngược nhau đó là: tự do biển cả (resnullius) và chủ quyền quốc gia (rescommunis)
    Học thuyết tự do biển cả lần đầu tiên được đưa ra bởi Hugo Grotius trong cuốn “Mare Liberum” (tựa tiếng Anh : The Freedom of Sea). Cuốn sách lần đầu tiên được xuất hiện tại Leiden bởi nhà xuất bản Elzevier vào mùa xuân năm 1609. Luận cứ của học thuyết này bắt nguồn từ bản chất tự nhiên của biển cả, đó là tính động, tính lỏng, tính thống nhất, tính không cạn kiệt của tài nguyên (theo quan niệm của thời kỳ đó) và Luật tự nhiên. Cách tiếp cận của thuyết Biển tự do là để đi đến khẳng định, các quốc gia có quyền tự do thương mại quốc tế thông qua đường biển. Theo lập luận của thuyết biển tự do thì biển cả được để mở, không hạn chế về hàng hải.
    Sau thế chiến thứ hai, quá trình pháp điển hóa luật quốc tế diễn ra mạnh mẽ, quan điểm tự do biển cả cũng từ đó mà được các học giả, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia và thực tiễn khẳng định và phát triển:
    - Tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào 17/08/1962, Arvid Pardo Đại sứ Malte đã đưa ra tư tưởng coi vùng đáy đại dương nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là di sản chung của nhân loại.
    - Nghị quyết 2479 ( XXV) ngày 17/12/1970 có nội dung tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài phán quốc gia.
    - Phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế: Nguyên tắc tự do thông thương hàng hải và nghĩa vụ của mọi quốc gia không được sử dụng lãnh thổ của mình nhằm mục đích chống lại quyền của các quốc gia khác ( Vụ eo biển Corfou ngày 09/04/1949 giữa Anh – Albani)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...