Tiểu Luận Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]A. Đặt vấn đề:[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]B. Giải quyết vấn đề:
    I. Một số vấn đề lí luận:
    1. Cơ sở lý luận:
    2. Cơ sở thực tiễn:
    3. Cơ sở pháp lí:
    4. Nội dung của nguyên tắc:
    a. Nội dung:
    b. Ý nghĩa của nguyên tắc:
    II. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm tham gia:
    1. Thực trạng:
    2. Giải pháp hoàn thiện.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]C. Kết luận:[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    Trước hết, khái niệm Hội thẩm được quy định tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002: “Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án”. Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia là nguyên tắc hiến định, được quy định tại Điều 129 Hiến pháp 1992: “Việc xét xử của tòa án nhân dân có HTND, của tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.

    Nguyên tắc này được cụ thể hoá trong Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có HTND, của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán”.

    So với những quy định tương ứng trong BLTTHS 1988, Điều 15 BLTTHS năm 2004 có sự sửa đổi bổ sung nhất định theo hướng đảm bảo sự đầy đủ và chính xác. Đó là BLTTHS hiện hành dùng cụm từ “Hội thẩm” với nghĩa bao hàm HTND và Hội thẩm quân nhân thay cho cụm từ HTND; cụ thể hóa khái niệm Tòa án thành TAND và Tòa án quân sự; thay từ “ở” thành từ “của” cho chính xác hơn.

    Trong tố tụng hình sự, thì dù ít hay nhiều, quyền con người cũng dễ bị xâm phạm nên việc tham gia của các tổ chức, cá nhân vào quá trình đó là rất cần thiết. Việc tham gia xét xử của Hội thẩm là một trong những biểu hiện rõ nét nhất, cụ thể nhất của chế độ dân chủ, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời, đây cũng là một hình thức thu hút nhân dân tham gia một cách bình đẳng rộng rãi vào công việc quản lý nhà nước và xã hội. Hội thẩm là những người am hiểu thực tế cuộc sống, nắm được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, từ đó, họ dễ dàng trong việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, tâm lý của người phạm tội để cùng Thẩm phán có được phán xét công bằng, chính xác, nghiêm minh. Bên cạnh đó, bằng việc tham gia xét xử, Hội thẩm có điều kiện thuận lợi nhất giám sát hoạt động của Toà án. Như vậy, khi tham gia xét xử, Hội thẩm vừa thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời cũng thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều này góp phần đáng kể trong việc bảo đảm cho hoạt động xét xử thực sự mang tính dân chủ. Do vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được bảo đảm một cách công bằng, tránh cho quyền con người của họ bị xâm hại từ phía các cơ quan quyền lực hoặc bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

    Việc tham gia xét xử của Hội thẩm cũng là yếu tố góp phần khắc phục bệnh nghề nghiệp (nếu có) của Thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác. Nhiều Hội thẩm đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nghĩa vụ, kiên định với quan điểm của mình, kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình tham gia công tác xét xử, Hội thẩm còn góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đóng góp vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối xét xử, giúp cho việc xét xử đúng pháp luật và có sức thuyết phục hơn.



    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007, 2008.
    2. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
    3. Bình luận khoa học BLTTHS, PGS.TS. Võ Khánh Vinh (chủ biên), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2004.
    4. Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
    5. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân 2002.
    6. Mấy ý kiến về đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm / ThS. Hoàng Hùng Hải // Tạp chí Toà án. Toà án nhân dân tối cao, Số 6/2005
    7. Sổ tay Hội thẩm / Nguyễn Tất Viễn chủ biên, Hà Nội, 1998 .
    8. Nguyên tắc Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự : Khoá luận tốt nghiệp / Hoàng Anh Hùng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1997 .
    9. Trang web:
    - http:// www.chinhphu.vn.
    - http://tholaw.wordpress.com.
    - http://www.luathoc.vn/phapluat/showthread.php?t=5119.
    - http://toaan.gov.vn/
    - http://www.tand.hochiminhcity.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...