Tiểu Luận Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia và thưc tiễn áp dụng 9đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của các bạn sinh viên Luật tphcm

    Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia và thưc tiễn áp dụng

    Mục Lục

    1. Cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia: 2

    2. Thực tiễn áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 4

    a. Chất lượng hoạt động của các Hội thẩm nhân dân còn chưa cao: 5

    b. Khối lượng công việc các Hội thẩm phải đảm nhận là rất lớn: 7

    3. Một số kiến nghị: 9

    a. Tăng cường các tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm: 9

    b. Số lượng hội thẩm trong Hội đồng xét xử: 10

    c. Chính sách đãi ngộ: 10

    Phụ lục 12



    1. Cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia:

    Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc quan trọng về tổ chức hoạt động xét xử của Tòa án, là một nguyên tắc Hiến định được quy định ngay từ những bản Hiến Pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam – Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 65, với tên gọi là “phụ thẩm nhân dân” ). Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, công dân có quyền được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội. Hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng là một trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, do đó, công dân hoàn toàn có quyền được tham gia, được thể hiện tiếng nói của mình trong công tác xét xử các vụ án dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội thẩm chính là những cá nhân được nhân dân tín nhiệm bầu ra (thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp), đại diện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động xét xử tại các Tòa án dân sự ở khu vực của mình.
    Hiện nay, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia được quy định tương đối cụ thể tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992, Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 vàBộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (gọi tắt là BLTTDS). Điều 11 BLTTDS quy định “việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán”. Quy định này tiếp tục được cụ thể hóa tại các điều luật tiếp theo của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải bao gồm “một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân”, còntrong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể bao gồm“hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân” (Điều 52 BLTTDS). Hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án; đề nghị Chánh án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền; tham gia xét xử vụ án dân sự và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử; (các Điều 42, 222, 236, BLTTDS; Mục 9 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của BLTTDS; ). Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, việc xét xử các vụ án dân sự nhất thiết phải có sự góp mặt của các Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật, đồng thời, các Hội thẩm có quyền tương đương với Thẩm phán khi tham gia quá trình xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền.

    Hội thẩm nhân dân, đúng như tên gọi của mình, là những người có đời sống hòa nhập với cộng đồng dân cư ở địa phương, là các cá nhân ưu tú được chọn ra từ đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, Vì vậy, họ dễ dàng thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng, nắm bắt được dư luận quần chúng nhân dân và phong tục tập quán ở địa phương. Do đó, Hội thẩm một mặt có thể nhìn nhận một cách khách quan đối với các sự kiện, vụ việc dưới góc nhìn của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy; mặt khác, với những hiểu biết của mình, Hội thẩm có thể bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để từ đó, Tòa án có thể đưa ra được các phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ. Chính vì thế, việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia giữ một vai trò vô cùng quan trọng, không những tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào việc thực hiện cũng như giám sát công việc của Nhà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự, mà còn tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự, đồng thời phát huy được tác dụng giáo dục tại phiên tòa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người và cộng đồng. Do đó, có thể khẳng định rằng, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.

    2. Thực tiễn áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

    Có thể khẳng định rằng, ngành Tòa án Việt Nam trong những năm vừa qua đã tích cực thực hiện và đảm bảo nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, cả về mặt số lượng và chất lượng. Chẳng hạn ở Hà Nội, tính đến năm 2010, toàn ngành Tòa án đã có 740 Hội thẩm nhân dân, trong đó Hội thẩm nhân dân cấp thành phố có 84 người, cấp huyện có 656 người. Các Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn các Đoàn Hội thẩm đã giúp Chánh án quản lý về mọi mặt đối với các Hội thẩm toàn ngành và phân công tất cả các Hội thẩm tham gia xét xử. Về mặt chất lượng, để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng, trong công tác chuẩn bị xét xử, các Hội thẩm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, bảo đảm cho việc xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, phát huy được nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, góp phần tích cực vào kết quả công tác của ngành. Ngoài ra, về phía các cơ quan Tòa án, trong những năm qua, lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật cần thiết, đồng thời tổ chức nhiều đợt tập huấn cho Hội thẩm toàn ngành, kịp thời bổ sung, hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho Hội thẩm, đảm bảo cho đời sống vật chất, tinh thần của Hội thẩm,


    Danh mục tài liệu tham khảo
    - Các văn bản:
    + Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001);
    + Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
    + Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;
    + Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án Nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);
    + Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
    + Thông tư liên tịch 01/2004/TTLT/TANDTC-UBTWMTTQVN của Toà án nhân dân tối cao và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc hướng dẫn về việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm Toà án nhân dân;
    + Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về chế độ bồi dưỡng phiên toà;
    + Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân, ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN;
    + Quyết định số 241/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về chế độ bồi dưỡng phiên toà.
    - Một số bài viết:
    + Trần Kỳ, “Nguyên tắc việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội Thẩm nhân dân tham gia, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán: Thực tiễn và những bất cập” – Trích:
    Nguyên tắc việc xét xử của Tòa á
    + Phạm Dân, “Những bất cập trong hoạt động của hội thẩm nhân dân” – Trích: NHỮNG BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THẨM NHÂN DÂN THÔNG TIN PHÁP LUẬT DÂN SỰ
    + Ths. Cao Việt Thắng, “Bàn về vai trò của chế định Hội thẩm nhân dân ở nước ta hiện nay” – Trích: BÀN VỀ VAI TRÒ CỦA CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - Luật Đại Việt,Văn Phòng Luật sư,Luật sư, Tư vấn Luật,Công chứng
    + TS. Bùi Thị Huyền. “Phiên tòa sơ thẩm dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011;
    + Nhà pháp luật Việt – Pháp, Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
    + Tòa án nhân dân tối cao, “Về pháp luật tố tụng dân sự”;
    + JICA. Luật Nhật Bản. 1997 – 1998, Nxb. Thanh niên. Hà Nội, 2000, tập 2.
    - Một số bài báo:
    + “Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (26): Thủ tục tại tòa án dân sự – Phần 5” – Trích:
    Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ (26): Thủ tục tại tòa án dân sự - Phần 5 - tinkinhte.com - thông tin kinh tế Việt Nam và thế giới
    + “Được mời làm Bồi Thẩm Viên: Phải làm sao?” – Trích:VienDongDaily.Com | Được mời làm Bồi Thẩm Viên: Phải làm sao? - Duoc moi lam Boi Tham Vien: Phai lam sao?

    + Trần Quốc Sỹ, “Jury: Hệ Thống Phân Xử Của Luật Pháp Hoa Kỳ”
    Bạn có biết chế định Bồi thẩm đoàn của các nước tư bản không? - Trang 1 - Café DanLuat

    + “Tổng kết công tác Hội thẩm nhân dân năm 2010” – Trích: :: Wellcom to Toa An Bac Ninh ::
    + “Tổng kết công tác Hội thẩm Tòa án nhân dân thành phố Thái nguyên nhiệm kỳ 2004 – 2011” – Trích: Dai Phat thanh - Truyen hinh Thai Nguyen
    + “Tòa án nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang: chất lượng hội thẩm ngày càng được nâng cao” – Trích:Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
    + “Hội thẩm nhân dân: chuyện không thể cười” – Trích:Hội thẩm nhân dân: Chuyện không thể cười! - Pháp luật - Dân trí

    + “Hội thẩm nhân dân cần tiếp tục tự nâng cao trình độ” – Trích: Hội thẩm nhân dân cần tiếp tục tự nâng cao trình độ - Chính trị - Pháp Luật TPHCM Online

    + “Quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân” – Trích: Quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ Hội thẩm nhân dân | ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô

    + “Chất lượng Hội thẩm nhân dân ngày một nâng cao” – Trích: Chất lượng Hội thẩm nhân dân ngày một nâng cao | ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô

    + Hiến pháp Hoa Kỳ: The United States Constitution - The U.S. Constitution Online - USConstitution.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...