Luận Văn Nguyên tắc thống nhất dân tộc, giai cấp, nhân loại trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Là một nhà tư tưởng – hành động, Hồ Chí Minh chưa từng
    phát biểu thành ngôn từ về các nguyên tắc có tính phương pháp
    luận, đóng vai trò chỉ đạo đối với tư duy và hoạt động thực tiễn của
    Người. Tuy nhiên, vì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
    điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
    Việt Nam, nên có thể nói, nó nhất định phải được hình thành và phát
    triển trên nền tảng một hệ thống các nguyên tắc có tính phương pháp
    luận. Vì vậy, theo chúng tôi, việc khái quát nên và nghiên cứu thấu
    đáo các nguyên tắc có tính phương pháp luận của Hồ Chí Minh là
    trách nhiệm của người nghiên cứu, qua đó sẽ góp phần làm nổi bật
    tầm vóc và chiều sâu của tư duy và tư tưởng của Người. Đồng thời,
    việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần chỉ rõ vai trò định hướng quan
    trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với tư duy và hoạt động thực
    tiễn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Mặc dù vậy, chúng tôi thấy
    rằng, tuy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu công phu và hệ
    thống về tư tưởng Hồ Chí Minh, song vẫn còn thiếu các công trình
    nghiên cứu về phương pháp luận Hồ Chí Minh nói chung và các
    nguyên tắc có tính phương pháp luận của Người nói riêng.
    Trong hệ thống các nguyên tắc có tính phương pháp luận của
    Hồ Chí Minh, theo chúng tôi, nguyên tắc thống nhất dân tộc, giai
    cấp, nhân loại có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, nó thể hiện
    sâu sắc nhất tầm vóc và chiều sâu của tư duy và tư tưởng chính trị Hồ
    Chí Minh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
    cứu một cách hệ thống về sự thống nhất biện chứng giữa dân tộc, giai
    cấp và nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong tư
    tưởng chính trị của Người, từ đó khái quát thành một nguyên tắc có
    tính phương pháp luận.
    Bên cạnh đó, trên thực tế, việc giải quyết mối quan hệ dân tộc,
    giai cấp, nhân loại đang ngày càng trở nên phức tạp hơn do tác động
    2
    của quá trình toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa. Đáng chú ý là, hiện nay
    đang có xu hướng xem xét các nhân tố dân tộc, giai cấp, nhân loại
    trong sự tách biệt, thậm chí loại trừ lẫn nhau, hoặc là tuyệt đối hóa
    nhân tố dân tộc, coi nhẹ nhân tố nhân loại dẫn đến chủ nghĩa dân tộc
    hẹp hòi, cực đoan, biệt phái; hoặc là quan điểm nhấn mạnh những
    nhân tố mang tính toàn nhân loại như: khoa học – công nghệ, nhân
    quyền, dân chủ, tôn giáo để xem nhẹ những vấn đề liên quan đến
    dân tộc và giai cấp như độc lập, tự chủ dân tộc; phân hóa và đấu
    tranh giai cấp Trong bối cảnh đó, đối với Việt Nam, việc Đảng và
    Nhà nước ta nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện
    chứng giữa các nhân tố dân tộc, giai cấp và nhân loại trên các lĩnh
    vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa sẽ là một tiền đề quan trọng để
    nước ta có thể giữ vững nền độc lập dân tộc và phát triển theo định
    hướng xã hội chủ nghĩa.
    Do vậy, việc luận án này khái quát cách thức nhận thức và giải
    quyết mối quan hệ dân tộc, giai cấp, nhân loại của Hồ Chí Minh
    thành một nguyên tắc có tính phương pháp luận là có ý nghĩa lý luận
    và thực tiễn quan trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...