Tiểu Luận Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Bài tập nhóm Tố tụng hì

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập nhóm 1 Tố tụng hình sự – nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

    A. Đặt vấn đề
    Hoạt động xét xử của Tòa án là hoạt động nhân danh quyền lực của Nhà nước để tuyên một bản án kết tội hay không kết tội bị cáo. Phán quyết của Tòa án ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không xử oan người vô tội. Muốn vậy, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên trên thực tế, không phải khi nào nguyên tắc này cũng được hiểu đúng, đầy đủ và thực hiện triệt để. Trong bài này chúng ta cùng nghiên cứu về vấn đề: “Nội dung của nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc”.
    B. Giải quyết vấn đề
    1. Những vấn đề chung về nguyên tắc “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
    Khái niệm về nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
    Điều 130 hiến pháp năm 1992 và Điều 16 Bộ luật quy định khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
    Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bởi kết luận của Viện kiểm sát, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau. Thẩm phán, Hội thẩm phải chịu trách nhiệm đối với ý kiến của mình về từng vấn đề của vụ án; Thẩm phán và Hội thẩm độc lập cũng có nghĩa là không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm; sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử phải gắn liền với việc tuân thủ pháp luật.
    Nội dung nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
    1.2.1. Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập
    1.2.1.1. Độc lập với các yếu tố khách quan
    - Độc lập với các chủ thể khác của Tòa án: giữa thẩm phán, hội thẩm và nội bộ ngành tòa án có mối quan hệ ràng buộc nhất định được thể hiện cụ thể ở: Quan hệ giữa thẩm phán và tòa án cấp trên; quan hệ giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao; quan hệ giữa hội thẩm và chánh án tòa án nơi hội thẩm tham gia xét xử. Những mối quan hệ này không đơn thuần là quan hệ về tổ chức hành chính càng không đơn thuần là quan hệ tố tụng. Trong quan hệ hành chính có mối quan hệ tố tụng và trong quan hệ tố tụng có mối quan hệ hành chính nhất định không có sự tách bạch rõ ràng. Thông qua công tác tổ chức xét xử như họp bàn trước khi xét xử, phân công thẩm phán, hội thẩm xét xử vụ án, chánh án có tác động đến hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Ngoài ra, việc có quy định “tòa án cấp trên” có thể hủy án “tòa án cấp dưới” cũng ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm. Chính vì vậy thẩm phán và hội thẩm phải có chính kiến, quan điểm của mình trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, mức hình phạt và giải quyết các vấn đề khác dựa trên quy đinh của pháp luật, đảm bảo xét xử công bằng khách quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...