Tiểu Luận Nguyên tắc tập trung - dân chủ trong quản lý và thực tế quản lý hiện nay ở nước ta

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nguyên tắc tập trung - dân chủ trong quản lý và thực tế quản lý hiện nay ở nước ta

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2

    1. Một số quan điểm hiện nay về nguyên tắc tập trung dân chủ. 2
    2. Nguyên tắc tập trung – dân chủ. 3
    2.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống nguyên tắc quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3
    2.2. Bản chất, vị trí, của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa 4
    3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý ở nước ta hiện nay. 6
    KẾT LUẬN 11
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

    LỜI MỞ ĐẦU


    Nhận thức và vận dụng các quy luật trong quản lý là một quá trình đi từ cái chung đến cái riêng, từ trừu tượng đến cụ thể để đề ra các nguyên tắc của quản lý. Các nguyên tắc quản lý là các quy định, các chuẩn mực có tính chỉ đạo mà những người quản lý phải tuân thủ trong quá trình quản lý.
    Các nguyên tắc quản lý do con người định ra, vừa phản ánh các quy luật khách quan nhưng cũng mang dấu ấn chủ quan. Trong lịch sử hoạt động quản lý, người ta đã đưa ra nhiều nguyên tắc quản lý và mỗi lĩnh vực hoạt động lại có những nguyên tắc quản lý đặc thù. Trong quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
    Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp. Nguyên tắc tập chung dân chủ được xác định là nguyên tắc cơ bản trong quản lý nói chung, đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý hành chính nói riêng.
    Để đáp ứng nhu cầu lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay, trong khuôn khổ nội dung, chương trình và thời lượng nhất định nhằm tìm hiểu sâu hơn về nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý nên em xin lựa chọn đề tài: Nguyên tắc tập trung - dân chủ trong quản lý và thực tế quản lý hiện nay ở nước ta
    Với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý của các thầy cô, và các học viên để bài viết được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...