Tiểu Luận Nguyên tắc tập chung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 2
    1. Khái niệm, cơ sở pháp lí, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước 2
    2. Sự cần thiết của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước 3
    3. Những biểu hiện cụ thể của ngyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước 4
    a. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 4
    b. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 5
    c. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương 6
    d. Việc phân cấp quản lí 7
    e. Hướng về cơ sở 8
    II. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9
    C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 10
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 11


    A. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cũng giống như bất kì hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là những tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lí hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công. Vấn đề áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và các biểu hiện của nguyên tắc đó như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lí hành chính nhà nước, trong từng loại cơ quan quản lí cũng như mỗi cơ quan, sao cho hai mặt tập trung và dân chủ được kết hợp một cách hợp lí, tối ưu phù hợp bản chất, đặc thù của vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể luôn luôn là vấn đề cấp bách của khoa học lí luận quản lí nhà nước và luật hành chính.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. NGUYÊN TẮC TẬP TRUNG DÂN CHỦ TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
    1. Khái niệm, cơ sở pháp lí, yêu cầu của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước
    Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của nhà nước và hoạt động quản lí hành chính nhà nước cũng được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc này. Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định tại Điều 6 Hiến pháp năm 1992 “Quốc hội, hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Điều 6 Luật tổ chức chính phủ 2001 quy định: “Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) 2003 một lần nữa khẳng định nguyên tắc này tại Điều 3:“HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nguyên tắc này bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và dân chủ.
    Tập trung trong quản lí hành chính nhà nước có thể hiểu là sự lãnh đạo tập trung nhưng không phải là tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó đảm bảo cho chính quyền cấp dưới, quần chúng ở địa phương và cơ sở khả năng thực hiện quyết định của trung ương căn cứ vào các điều kiện thực tế của mình, đồng thời đảm bảo tính sáng tạo, quyền chủ động của địa phương và cơ sở trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. V.I.Lê nin có viết về điều này: “ chế độ tập trung hiểu theo nghĩa thực sự dân chủ, đã bao hàm khả năng phát huy một cách đầy đủ và tự do không những các đặc điểm của địa phương mà cả những sáng kiến của địa phương, tính chủ động của địa phương tính muôn hình muôn vẻ của các đường lối, của các phương pháp và phương tiện để đạt đến mục đích chung”.
    Dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước có thể hiểu là dân chủ hướng tới việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lí nhằm phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lí, phát huy khả năng tiềm tàng của đối tượng quản lí trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là việc phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ cả hai yếu tố tập trung và dân chủ trong quản lí hành chính nhà nước. Nếu chỉ có sự lãnh đạo tập trung mà không mở rộng dân chủ thì sẽ tạo điều kiện cho các hành vi lạm quyền, tệ quan liêu, hách dịch, của quyền, tham nhũng phát triển, lực lượng dân chủ sẽ bị phát tán, không đủ sức chống lại các thế lực phản động, phản dân chủ. Ngược lại, không có sự lãnh đạo tập trung thống nhất sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...