Tiểu Luận Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự
    A. LỜI NÓI ĐẦU:
    Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 là một trong những văn bản quan trọng, có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Bộ luật này cũng cho thấy còn nhiều vướng mắc và bất cập. Một trong những vấn đề còn tồn tại, bất cập đó là các quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và việc thực hiện nguyên tắc này trên thực tế. Hiện nay, mặc dù tại kỳ họp thứ 09, ngày 29/3/2011, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 65/2011/QH12 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012). Tuy nhiên, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam là một vấn đề cần thiết.
    Vì vậy, thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự và kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự.”
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. Những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự:
    1. Giải thích một số khái niệm:
    1.1. Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự:
    “Đương sự trong tố tụng dân sự là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác có quyền, lợi ích tranh chấp hoặc cần phải xác định tham gia vào quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”[SUP](1)[/SUP]
    1.2. Khái niệm nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự:
    “Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự là nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự Việt Nam, theo đó đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình trong việc lựa chọn thực hiện các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi ích, hợp pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện được quyền tự định của họ trong tố tụng dân sự.”[SUP](2)[/SUP]
    2. Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự:
    - Thứ nhất: Việc Nhà nước ta thể chế hóa quyền tự định đoạt của đương sự là một nguyên tắc quan trọng trong pháp luật tố tụng dân sự là khẳng định pháp luật thực sự đã ghi nhận và bảo đảm cho các đương sự có điều kiện, bằng hành vi của mình quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của họ và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Điều 5 BLTTDS năm 2004 quy định: “ Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.”.
    - Thứ hai: Bên cạnh việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì nguyên tắc này còn có ý nghĩa trong việc xác định rõ trách nhiệm của Tòa án trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Điều 5 BLTTDS năm 2004 quy định: “ Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó ”. Quy định trên đã góp phần giúp Tòa án xác định được trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chức năng xét xử.
    - Thứ ba: Việc quy định nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự khẳng định quan điểm nhất quán của Nhà nước ta đó là đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của mình bằng việc tự mình lựa chọn các hành vi tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...