Tài liệu Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dânCâu hỏi: Nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân được hiểu như thế nào? liên hệ với thực tế địa phương, ngành nơi anh (chị) công tác.
    Trả lời:
    Nguyên tắc này được quy định tại các Điều 2, 6, 7, 11, 53 của HP năm 1992, thể hiện sâu đậm tính nhân dân của NN Cộng hoà XHCN VN. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này không những đảm bảo cho NN ta luôn luôn là NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà còn là một biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa tệ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí trong BMNN.
    Nội dung của nguyên tắc
    Thứ nhất, nhân dân tổ chức nên BMNN trước hết thông qua chế độ bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín để lựa chọn những người có đủ đức, tài vào các cơ quan quyền lực NN. Sau đó các cơ quan quyền lực nhà nước bầu thành lập các cơ quan chấp hành của mình và những người lãnh đạo các cơ quan đó. Cử tri có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và có thể bãi miễn các đại biểu đó khi họ không còn xứng đáng với cử tri nữa.
    Thứ hai, nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia QLNN.
    + Dưới hình thức trực tiếp, nhân dân bỏ phiếu thành lập các cơ quan quyền lực NN;
    + Thảo luận các chính sách, PL của NN và những vấn đề chung nhất của cả nước và địa phương;
    + Bỏ phiếu quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia (biểu quyết toàn dân- trưng cầu dân ý);
    + Kiến nghị với CQNN;
    + Làm việc trong các CQNN;
    + Kiểm tra , giám sát sự hoạt động của các CQNN;
    + Quản lý một số công việc mà chính quyền giao cho, v. v
    Ngoài ra nhân dân còn tham gia QLNN thông qua những tổ chức mà mình là thành viên( các tổ chức chính trị- xã hội, các hội quần chúng ).
    Thứ ba, quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các CQNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ( Điều 2 HP năm 1992). Bản chất của quyền lực NN là thống nhất. Tuy nhiên, để thực hiện quyền lực NN thống nhất ấy, mỗi giai cấp thống trị NN đều có cách thức tổ chức BMNN riêng, sao cho nó phhù hợp với ý chí và bảo vệ được lợi ích cuả mình.​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...