Tài liệu Nguyên tắc &quot Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân&quot trong nhà nước pháp quyền về việc giải quy

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên tắc Bình đẳng giữa Nhà nước và công dân trong nhà nước pháp quyền về việc giải quyết bồi thường thiệt hại: vận dụng vào thực tiễn pháp lý ở Việt Nam


    1. Nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong nhà nước pháp


    quyền




    Một trong những yêu cầu cơ bản của Nhà nước pháp quyền là công dân và Nhà nước phải được đối xử bình đẳng trong quan hệ pháp luật dân sự. Theo đó, khi quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị xâm phạm thì đối tượng có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.


    Trong quan hệ giữa Nhà nước pháp quyền với công dân, cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng Hiến pháp và pháp luật.


    Trước hết, nó thể hiện thái độ của nhà nước đối với công dân. Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc bảo vệ các quyền của công dân. Điều 29, Hiến pháp năm 1959, quy định: “Người bị thiệt hại về hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồi thường”. Hoặc như tại Điều 74 của Hiến pháp quy định, “mọi hoạt động nhà nước nếu gây thiệt hại cho công dân, tổ chức đều phát sinh trách nhiệm bồi thường”. Việc bồi thường hậu quả do lỗi của người thi hành công vụ hiện đang được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Bộ luật Dân sự, Luật Hành chính, Pháp lệnh công chức, Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.


    Bản chất của “bồi thường” hay “đền bù” đều có nghĩa là Nhà nước bù đắp lại một phần hay toàn bộ thiệt hại của người dân. Trong tiếng Việt, tách bạch hai thuật ngữ này có thể phân biệt nội hàm của khái niệm. Cách thức giải thích trong dự

    thảo có thể dẫn đến những cách hiểu không đồng nhất, nhưng trong thực tế, việc Nhà nước thể hiện trách nhiệm ngay cả trong trường hợp không có lỗi cũng được thực hiện ở Việt Nam. Đó là khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ công ích cũng đền bù cho dân. Nếu thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp khác thì thực hiện bồi thường. Song thuật ngữ “bồi thường” mang tính bình đẳng hơn, nghĩa là người gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Còn “đền bù” thể hiện tính chủ động của Nhà nước, mặc dù vì lợi ích công, nhưng gây thiệt hại nên vẫn thực hiện đền bù một phần. Không những thế, Nhà nước còn đền bù cho người dân kể cả trong trường hợp rủi ro, như dịch cúm gà chẳng hạn. Nhà nước yêu cầu mọi người tiêu huỷ, đó là một quyết định đúng, nhưng nó gây thiệt hại cho dân, nên Nhà nước vẫn đền bù. Như vậy, Nhà nước quản lý công dân bằng pháp luật, bảo
    vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân chính là thể hiện quyền của nhà


    nước. Song Nhà nước cũng phải có nghĩa vụ đối với công dân, thực hiện pháp luật đảm bảo những điều kiện cho công dân hưởng quyền.


    Thứ hai, thể hiện ở thái độ của công dân đối với nhà nước. Công dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền được quy định trong pháp luật. Đồng thời, công dân lại là đối tượng tác động của quyền lực nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định pháp luật.


    Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất kể chủ thể nào trong mối quan hệ pháp luật. Nhưng để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì người yêu cầu bồi thường phải chứng minh được thiệt hại và mối quan hệ nhân quả trong vấn đề thiệt hại đó, chủ thể gây thiệt hại là bản thân cơ quan, công chức Nhà nước đã thực hiện hành vi sai trái. Tức là phải chứng minh cơ quan, công chức Nhà nước
    đã có hành vi lạm dụng công quyền hoặc có nghĩa vụ cẩn trọng trong hành động với người yêu cầu bồi thường nhưng đã vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng đó dẫn đến gây thiệt hại cho người này. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để xác lập

    trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì trước hết phải xác lập được trách nhiệm


    bồi thường của chính bản thân cơ quan, công chức đã có hành vi vi phạm.




    2. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong


    nhà nước pháp quyền trong việc bồi thường thiệt hại




    Các quy định về bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra đã được ban hành từ khi Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Tuy nhiên, các quy định này gần như không thể thực hiện được do thiếu các quy định cụ thể về một cơ chế xác định trách nhiệm bồi thường, cũng như các thủ tục để người dân khiếu nại, khởi kiện đòi bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do công chức nhà nước gây ra chỉ được hiện thực hóa một phần khi có Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
    ban hành năm 2004. Tuy nhiên, Nghị quyết 388 chỉ giới hạn việc bồi thường trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử oan sai của các cơ quan tiến hành tố tụnh hình sự. Vì thế, đến nay vẫn chưa có một cơ chế để tất cả các công chức nhà nước phải
    chịu trách nhiệm trước công dân đối với thiệt hại họ đã gây ra trong quá trình thực thi công vụ.Theo quy định, việc bồi thường diễn ra trong tất cả hoạt động của cơ quan nhà nước (lập pháp, tư pháp, hành pháp). Nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành luật lại chỉ giới hạn trong lĩnh vực hành chính và tố tụng hình sự. Chỉ đến khi Nghị quyết 388 của Quốc hội ra đời, trách nhiệm bồi thường nhà nước mới bắt đầu thực hiện, song chỉ áp dụng với các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự, chưa có sự điều chỉnh với trường hợp làm sai. Phạm vi của Nghị quyết 388 chỉ hạn chế trong lĩnh vực tố tụng hình sự là quá hẹp, trong khi diện bị oan ở nhiều lĩnh vực khác không được bồi thường là nhà nước chưa “sòng phẳng”. Ví dụ bị từ chối cấp giấy đăng ký kinh doanh trái luật, gây thiệt hại thì hiện nay người bị thiệt hại
    không được bồi thường vì chưa có cơ chế.




    Những quy định về bồi thường nhà nước của nước ta đã có từ lâu. Tuy nhiên, các quy định này lại phân tán ở nhiều văn bản khác nhau, thiếu tính hệ thống và hiệu lực thấp. Các loại thiệt hại được Nhà nước bồi thường được quy định còn chung

    chung, chưa cụ thể nên khó áp dụng. Đa số các quy định này chỉ quy định về bồi thường vật chất, tinh thần, nhưng còn những thiệt hại khác như phục hồi vị trí công tác, chế độ hưu trí với cá nhân lại chưa rõ ràng. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, trong tương lai, Luật bồi thường nhà nước sẽ ra đời và Cục bồi thường
    nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp sẽ được thành lập, trực tiếp giải quyết những việc này. Với những lý do đó, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế – Bộ Tư pháp đang soạn thảo lần 3 Luật bồi thường nhà nước và theo dự kiến, khoảng cuối năm 2009,
    Quốc hội sẽ thông qua luật này. Theo tinh thần của bản dự thảo, Luật bồi thường nhà nước sẽ quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ; trách nhiệm đền bù của Nhà nước đối với thiệt hại của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự; thủ tục khôi phục uy tín, danh dự; kinh phí bồi thường, đền bù và trách nhiệm hoàn trả của
    người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại. Cách thức tiến hành bồi thường thiệt


    hại thể hiện ở một số điểm sau:




    ã Các bên có thể thỏa thuận cả về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Như vậy, có thể một phương thức bồi thường được thỏa thuận và được công nhận sẽ có hiệu lực bắt buộc thi hành. Ví dụ: Hai bên thỏa thuận bồi thường 3 năm một lần và đã được Tòa án công nhận thì cũng phải thi hành đúng 3 năm một lần, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.


    ã Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ (khoản 1 Điều 605 BLDS năm 2005) là nguyên tắc đươc áp dụng để có thể ấn định những khoản bồi thường chưa được quy định cụ thể. Ví dụ: Nhà ở bị làm hư hỏng phải tạm ngừng sử dụng. Chủ nhà yêu cầu bồi thường thu nhập bị mất về tiền cho thuê nhà. Đây là khoản bồi thường chưa được quy định trong luật nhưng nếu xác định được có việc cho thuê nhà,
    thiệt hại do không thu được tiền thuê nhà là có thật thì theo nguyên tắc nêu ở trên, yêu cầu bồi thường tiền thuê nhà phải được chấp nhận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...