Tiểu Luận nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật



    Lời nói đầu
    Phép biện chứng là một khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện, nó là hiện tượng có thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Nó là học thuyết của các mặt đối lập, cho nên vấn đề của phép biện chứng là vấn đề lý giải sự phát triển tính mâu thuẫn của tự nhiên và tư duy về đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, về các vấn đề gắn liền với nó. Hơn nữa, phép biện chứng không chỉ là một trong các học thuyết và các phương pháp bên cạnh các học thuyết và các phương pháp khác mà nó còn là thước đo căn bản cho sự tiến bộ của nhân loại. Như vậy, lịch sử phép biện chứng đã hình thành và phát triển từ khi triết học ra đời mà đỉnh cao của nó là phép biện chứng macxít dựa trên truyền thống tư tưởng của nhiều thế kỷ, vạch ra những đặc trưng chung của biện chứng khách quan, nghiên cứu những quy luật phổ biến để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới. Nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật không những là nhân tố cơ bản để hình thành thế giới mà là tiền đề tiên quyết cho sự sáng tạo của con người.
    Phép biện chứng cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, cũng như hình ảnh tinh thần của chúng có quan hệ qua lại với nhau, không ngừng vận động và phát triển. Trong đó vận động được hiểu là tự vận động, còn phát triển là phát triển tự thân, phát triển thông qua mâu thuẫn, là sự chuyển hoá trạng thái này thành trạng thái cao hơn, một sự vật này thành sự vật khác mới về chất.
    Phép biện chứng đã trải qua một lịch sử hơn 2000 năm với 4 hình thức cơ bản:
    Phép biện chứng cổ đại được coi là nền tảng cho các nền triết học sau này tiêu biểu bằng ba nền triết học cổ đạ
    Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn có lịch sử lâu đời. Những biểu hiện tôn giáo, triết học cũng như tư tưởng biện chứng đã xuất hiện rất sớm ở xã hội Trung Hoa cổ đại. Và đặc biệt là từ thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc trở đi. Nguyên nhân là do xã hội Trung Hoa thời bấy giờ là xã hội đánh dấu sự tan rã của xã hội của chế độ nô lệ và hình thành các quan hệ xã hội phong kiến hết sức phức tạp. Hơn nữa, cũng là do các đặc điểm kinh tế có liên quan tới quá trình biến động xã hội này là sự hình thành nhanh chóng các chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Vì vậy đã làm xuất hiện hàng loạt các tư tưởng triết học khác nhau để giải quyết nhu cầu của xã hội trong đó tiêu biểu là những hệ thống tư tưởng có ảnh hưởng tới mãi về sau này trong lịch sử phong kiến Trung Quốc như đạo Nho, đạo Lão v.v
    Phép biện chứng biến dịch là một nét đặc sắc của triết học Trung Hoa đồng thời nó cũng tiêu biểu cho phái Nho gia ( Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử ). Triết lý âm dương đi sâu vào sự suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của vạn hữu. Theo thuyết âm dương thì mọi sự biến hoá vô cùng, vô tận, thường xuyên của vạn hữu đều có thể quy về nguyên nhân của sự tương tác giữa hai thế lực đối lập vốn có của Âm và Dương. Các nhà biện chứng thuộc phái này cho rằng trời đất luôn luôn biến đổi không ngừng và có tính quy luật. Nguyên nhân của mọi biến hoá là do sự giao cảm của hai mặt đối lập như âm dương, nước và lửa, đất và trời. Chính trị-xã hội cũng theo đó mà biến đổi theo quy luật tự nhiên đó. Tuy nhiên hạn chế của phép biện chứng này là ở chỗ coi sự biến hoá chỉ có tính chất tuần hoàn theo chu kỳ khép kín, không có sự phát triển, không có sự xuất hiện cái mới.
    Đạo Lão ( Lão Tử, Dương Chu, Trang Chu ) với tư tưởng coi đạo là nguyên lý duy nhất và tuyệt đối trong sự vận hành của vũ trụ, hiện tượng đã thể hiện những tư tưởng biện chứng. Tư tưởng đó là mọi hiện hữu đều biến dịch. Sự biến dịch này theo hai nguyên tắc cơ bản: quân bình và phản phục.”Cái gì cũ sẽ mới”,”cái gì khuyết ắt tròn đầy” .Tư tưởng phản phục nói lên nguyên lý vận hành phi phát triển của hiện hữu. Hay là tư tưởng các mặt đối lập trong một thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này có cái kia: “Đẹp tức có xấu, dài ngắn tựa vào nhau. Cao thấp liên hệ với nhau, .” . Nhưng điều hạn chế của tư tưởng này là ở chỗ do các nhà biện chứng nhấn mạnh nguyên tắc quân bình và phản phục trong biến dịch, cho nên họ không đề cao tư tưởng đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn mà nhấn mạnh điều hoà của các mặt đối lập.
    Tóm lại, hạn chế chung của tư tưởng biện chứng Trung Hoa cổ đại đó là không chú ý đến quá trình phát triển, không coi trọng cái mới.
    Xã hội cổ đại Ấn Độ là xã hội mang tính chất công xã nông thôn với sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã (đạo Bàlamôn) và dai dẳng của 4 đẳng cấp xã hội: tăng lữ, quý tộc, bình dân tự do và tiện dân (nô lệ). Tư tưởng tôn giáo rất phát triển trong xã hội cổ đại Ấn Độ đã đan xen vào triết học làm nên nét đặc thù của triết học cổ đại Ấn Độ. Vào thời kỳ này nhiều tri thức về khoa học tự nhiên cũng ra đời và làm cơ sở cho nhận thức của chủ nghĩa duy vật. Tất cả những yếu tố như kinh tế, chính trị, và tri thức khoa học đó đã hợp thành cơ sở hiện thực cho sự phát sinh và phát triển của những tư tưởng triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
    Phép biện chứng thô sơ cũng là một giá trị của triết học cổ đại Ấn Độ. Có thể nói, các tư tưởng biện chứng đều được thể hiện trong các giáo lý, giáo điều của các giáo phái. Tiêu biểu là tư tưởng đạo Phật sơ kỳ và đạo Jaina.
    Những tư tưởng biện chứng của đạo Phật sơ kỳ được Ph.Ănghen đánh giá là “hết sức sâu sắc” . Có thể nói, những tư tưởng triết học về bản thể và phép biện chứng luôn là giá đỡ cho các luận điểm về nhân sinh. Tư tưởng biện chứng của đạo Phật sơ kỳ được trình bày tập trung trong các luận điểm: nhân-duyên-sinh, vô ngã, vô thường. Theo tinh thần triết lý này thì vạn vật không do một uy lực thần linh nào chi phối, mà tất cả đều chịu tác động của luật. Nhân-duyên-sinh ( hay nhân-quả), theo quá trình sinh-trụ-hoại-không. Và cũng vì vậy không có cái gì là thường hằng bất biến ( vô ngã ) và cũng không có cái gì là thường hằng không đổi ( vô thường )-tức là trên bình diện tồn tại của hai chiều không gian và thời gian đều biến động.
    Phép biện chứng qua các giai đoạn phát triển trong lịch sử từ hình thức đầu tiên là phép biện chứng cổ đại đến giai đoạn phát triển cao và hoàn thiện của nó là phép biện chứng duy vật đã trở thành một hệ thống các nguyên lý quy luật của thế giới. Biện chứng có ý nghĩa là phương pháp nhận thức và thực tiễn đối với thế giới. Vì vậy phép biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ tác động lẫn nhau trong thế giới không ngừng vận động và phát triển.
    Lịch sử tư tưởng và thực tiễn cách mạng cho ta thấy khi nào chúng ta nắm vững lý luận phép biện chứng, biết vận dụng các nguyên tắc phương pháp của nó một cách sáng tạo phù hợp vào hoàn cảnh cụ thể, biết lấy cái “bất biến” ứng vào cái “vạn biến” - như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thì vai trò và hiệu lực cải tạo tự nhiên, biến đổi xã hội được tăng cường. Ngược lại, cách nghĩ cách làm chủ quan duy ý chí, siêu hình sẽ dẫn đến sai lầm, khuyết điểm, gây tổn thất nghiêm trọng cho cách mạng nói riêng và quá trình phát triển xã hội nói chung. Vì vậy, học tập, nghiên cứu sự hình thành và phát triển phép biện chứng trong lịch sử là một nhu cầu hết sức cần thiết. Nó không những cho phép ta nắm vững phép biện chứng duy vật, thấu suốt những phương pháp luận cứ của nó mà còn giúp ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành, phát triển qua quá trình đấu tranh gay gắt với các tư tưởng của phép siêu hình, cũng như trong phép biện chứng duy tâm để khẳng định vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo thế giới con người.
    Hiện nay, nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới biểu hiện qua việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc nghiên cứu lịch sử phép biện chứng một cách có hệ thống, nhất là nắm vững bản chất phép biện chứng duy vật càng là nhu cầu bức thiết để đổi mới tư duy. Tiếp tục vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng là biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nó chính là định hướng tư tưởng, là công cụ tư duy sắc bén để đưa cách mạng nước ta tiến lên giành thắng lợi trên con đường cách mạng, hiện đại hoá đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...