Chuyên Đề Nguyên tắc phòng chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên tắc phòng chống tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước
    Tham nhũng trong cơ quan hành chính nhà nước là điểm gặp nhau của lợi dụng quyền lực công và lòng tham nên khi nào còn có cơ hội cho hai tác nhân này gặp nhau thì còn tham nhũng. Lòng tham của con người mang tính bản năng không thể triệt tiêu hoàn toàn. Vì thế, để hạn chế tham nhũng phải có cơ chế kiềm chế lòng tham của con người trong những phạm vi được xã hội chấp nhận. Quyền lực công là cần thiết nhưng cần phải được giám sát chặt chẽ nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng. Bản chất của tham nhũng quy định rằng, muốn phòng và chống tham nhũng phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
    * Nguyên tắc giới hạn chặt chẽ việc sử dụng quyền lực công bằng luật pháp
    Quyền lực của cơ quan nhà nước là quyền mà công dân ủy quyền cho để phục vụ xã hội công dân. Công chức chỉ được sử dụng quyền lực công để thực hiện các trách nhiệm được giao phó. Tuy nhiên, xã hội công dân bao gồm nhiều nhóm người và bản thân công chức cũng là công dân nên có thể có sự nhầm lẫn đối tượng phục vụ hoặc làm sai trách nhiệm được giao phó. Do quyền và trách nhiệm của công chức có thể thay đổi theo hoàn cảnh lịch sử nên quy định công chức được làm gì, được sai khiến ai là công việc càng phức tạp hơn. Hơn nữa, sự giao phó quyền cho công chức là do cộng đồng dân cư tự nguyện dưới hình thức một quyết nghị chung. Để công chức không lạm dụng quyền lực, việc giao phó, ủy quyền đó phải thể chế thành luật càng cụ thể càng tốt. Khi đã có luật, phạm vi sử dụng quyền của công chức là làm theo luật chứ không phải làm theo những gì công chức muốn. Nếu không luật hóa phạm vi sử dụng quyền lực của công chức thì không có cơ sở để xem xét công chức đó làm đúng hay sai.
    Luật hóa phạm vi sử dụng quyền lực của công chức cũng là đưa ra một giới hạn phạm vi mà công chức không thể vượt qua. Khi đó, hành vi của công chức là hành vi của luật pháp đã có hiệu lực, nhân danh luật pháp chứ không phải nhân danh công chức. Bất cứ hành vi nào của công chức không nhân danh luật pháp vì mục tiêu luật pháp đã chế định thì không được coi là đúng.
    * Nguyên tắc giám sát của người giao quyền hoặc ủy quyền
    Mặc dù quyền lực công đã được giới hạn và giao phó cho từng cá nhân công chức và cơ quan nhà nước, nhưng trong quá trình sử dụng vẫn có thể xuất hiện sự sai lạc nếu công chức không chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Sự kiểm tra của người giao quyền hoặc ủy quyền là cần thiết để một mặt tạo môi trường định hướng công chức, mặt khác tạo áp lực và răn đe các công chức nào có ý định sử dụng quyền lực công không đúng mục đích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...