Tài liệu Nguyên tắc phân loại lập địa rừng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5.2.Nguyên tắc phân loại lập địa rừng
    5.2.1.Nguyên tắc phân chia khu vực đất
    Trong tổng hợp các nhân tố tự nhiên mối quan hệ mật thiết nhất
    đối với sức sản xuất của rừng là ánh sang, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng
    khoáng. Phân loại lập địa rừng nên lấy sự khác nhau giữa các khu vực
    đấtcùng với ánh sang, nhiệt, nước, đất và sự khác nhau khu vực thực bì để
    làm căn cứ chủ yếu. Mỗi đơn vị phan loại lập dịa rừng đều phản ánh
    khách quan tổng hợp các nhân tố địa lý tự nhiên có ý nghĩa kinh doanh.
    một đơn vị lập địa bất kỳ nào trong hệ thống phân loại đều phải phản ánh
    được các nhân tố địa lý tự nhiên trong phạm vi của cấp đó. Đối với cây
    rừng thì sự khác nhau giữa các nhân tố môi trường sinh thái phải được
    thể hiện ở kinh doanh rừng. Cấp của hệ thống không nên nhỏ quá và
    không nên nhiều cấp quá. Giữa các loại hình lập địa nên có sự khác nhau
    rõ rệt về các nhân tố chủ yếu. Các khu vực loại hình lập địa như nhau, có
    thể không liền nhau, nhưng về điều kiện lập địa phải như nhau và tương
    đối ổn định. Trong trồng rừng phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật như
    nhau và sẽ có sản lưọng rừng như nhau.
    5.2.2.Nguyên tắc tổng hợp nhiều nhân tố kết hợp với nhân
    tố chủ đạo
    Lập địa rừng là tổng thể tự nhiên, phân loại nó tất nhiên phải được
    quyết định bởi sự khác nhau những đặc trưng tổng hợp tự nhiên, tổng hợp
    các nhân tố tự nhiên cấu thành lập địa tổng hợp, có sự phân biệt các đặc
    trưng của lập địa. Phân loại như vậy mới phản ánh được tiêu chuẩn sẵn có
    của lập địa. Nếu chỉ xét 1 hoặc 1 vài nhân tố tự nhiênđể phân loại thì
    luôn luôn là phiến diện. Song chỉ căn cứ và phân tích tổng hợp thì lại rất
    khó phân loại cụ thể, bởi vì điều tra tổng hợp khó thể hiện sự đơn giản
    hoá và chỉ tiêu tổng hợp thì lại rất khó xác định. Thứ nhất là khi vạch
    tuyến thì khó nắm bắt, cho nên trên cơ sở phân tích tổng hợp phải tìm ra
    1-2 nhân tố chủ đạo để vạch ra chỉ tiêu thì mới dễ tách ra các loaị hình.
    Khi vạch tuyến các loại hình phải căn cứ vào nhân tố chủ đạo và tham
    khảo các nhân tố khác. Các nhân tố chủ đạo trực quan càng có thể biểu
    đạt được đặc trưng chủ yếu. Nhân tố chủ đạo không phải là đơn độc
    khống chế 1 số nhân tố khác, nhân tố chủ đạo vừa là căn cứ chủ yếu để
    phân loại vừa là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến sự cải tạo, lợi dụng lập
    địa và đối với sản xuất rất dễ ứng dụng, đảm bảo nguyên tắc thực dụng
    giản đơn rõ ràng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...