Thạc Sĩ Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trả lời
    - NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN
    - Phân cấp quản lý NSNN là sự xác định, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các cấp chính quyền NN trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động của NSNN.
    - Nội dung cơ bản của QLHCC về NSNN bao gồm: phân cấp quản lý NSNN, quản lý thu NSNN, quản lý chi NSNN, quản lý cân đối NSNN.
    - Sự cần thiết phải phân cấp quản lý NSNN:
    + Phân cấp quản lý NSNN là cơ sở để tổ chức và điều hành các hoạt động của NSNN theo những mục tiêu đã đề ra.
    + nhằm gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động KT – XH cụ thể.
    + cho phép quản lý và kế hoạch hóa NS được tốt hơn, điều chỉnh kịp thời các quan hệ TCTT.
    - các nguyên tắc phân cấp QLNSNN:
    + phải phù hợp với phân cấp QL KT–XH , AN, QP và năng lực QL của từng cấp trên địa bàn: các hoạt động thu chi NSNN đáp ứng đầy đủ các nhu cầu phát triển KT, cải thiện đời sống của nhân dân đồng thời với việc đảm bảo được các yêu cầu về AN-QP, phù hợp với các yêu cầu quản lý của NN và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn
    + phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi rõ ràng và cụ thể giữa NS TW và NS địa phương: ngân sách TW giữ vai trò chủ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan trọng của quốc gia như các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngân sách địa phương đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển KT-XH quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...