Luận Văn Nguyên tắc nhân đạo XHCN trong các chế định của phần chung BLHS 1999

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    1.1. Sự hình thành và phát triển của luật Hình sự Việt Nam
    Luật hình sự là ngành luật bao gồm hệ thống các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
    Hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước của nhân dân ta. Điểm mốc trong lịch sử của hệ thống pháp luật XHCN Việt Nam là tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, pháp luật nước ta đi qua rất nhiều bước chuyển đổi và ngày càng hoàn thiện hơn.
    Sự hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam gắn liền với thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, với sự ra đời và phát triển của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, luật hình sự đã được coi là công cụ sắc bén trong cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân mới được thiết lập.
    Từ năm 1945 đến năm 1954 những văn bản pháp luật của Nhà nước được ban hành tập trung vào việc trừng trị những tội phạm phá hoại sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc như sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946 về trừng trị bọn phản cách mạng, bọn địa chủ cường bạo ngoan cố; sắc lệnh số 26 ngày 25/02/1946 về trừng trị tội phá hoại cộng sản; sắc lệnh số 233 ngày 17/11/1946 về trừng trị các tội hối lộ, biển thủ ; sắc lệnh số 17 ngày 28/02/1946 về trừng trị tội bắt cóc, tống tiền, ám sát; sắc lệnh số 168 ngày 14/04/1948 về trừng trị tội đánh bạc; sắc lệnh 128 ngày 17/07/1950 về trừng trị tội trộm, ăn cắp hay thủ tiêu công văn của chính phủ hay thư từ của nhân dân; sắc lệnh 154 ngày 17/01/1950 về trừng trị việc tiết lộ bí mật cơ quan công tác của chính phủ; sắc lệnh 180 ngày 20/10/1950 quy định những hình phạt với hành vi đầu cơ tiền tệ, làm giấy bạc giả

    hiệu quả các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước.
    1.2. Cơ cấu của bộ luật hình sự năm 1999:
    Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam là văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất (quốc hội) ban hành, quy định về tội phạm, hình phạt cũng như các chế định khác liên quan đến việc xác định tội phạm và hình phạt đồng thời quy định nhiệm vụ và những nguyên tắc chung. Luật hình sự có cấu trúc chia thành hai phần là phần chung và phần các tội phạm:
    - Phần chung quy định về nhiệm vụ của luật hình sự, cơ sở trách nhiệm hình sự, các nguyên tắc chung của luật hình sự, hiệu lực của luật hình sự, về tội phạm, hình phạt và các chế định liên quan đến việc xác định tội phạm và áp dụng hình phạt.
    - Phần các tội phạm quy định các tội phạm cụ thể cũng như loại và mức độ hình phạt áp dụng đối với những tội này.
    Hai phần nói trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ hình sự. Cả hai phần được chia thành các chương. Mỗi chương có thể được chia thành nhiều mục và gồm nhiều điều luật.
    1.3. Hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 1999:
    - Hiệu lực theo không gian: Bộ luật hình sự có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam, bất kỳ ai, bất kỳ tội phạm nào thực hiện trên vùng đất, vùng trời, vùng nước của nước CHXHCN Việt Nam, kể cả lãnh thổ theo giác độ chủ quyền quốc gia về diện pháp lý (lãnh thổ mở rộng) đều có thể bị xét xử theo luật hình sự Việt Nam.
    - Hiệu lực theo thời gian: Bộ luật hình sự có thể hiệu lực thi hành sau khi đạo luật ấy chính thức được công bố hoặc được xác định thời điểm theo những quyết định riêng biệt của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Bộ luật hình sự Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 12/12/1999 có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 theo Nghị quyết số 32/1999/QH10 về việc thi hành bộ luật hình sự của Quốc hội khóa 10 của nước CHXHCN Việt Nam và chỉ có hiệu lực đối với những hành vi phạm tội xảy ra khi bộ luật hình sự đang có hiệu lực thi hành; không có hiệu lực hồi tố trong trường hợp việc áp dụng không có lợi cho người bị áp dụng; trong trường hợp mà áp dụng có lợi cho họ thì luật hình sự Việt Nam có hiệu lực hồi tố.
    1.4. Những nguyên tắc cơ bản của luật Hình sự Việt Nam
    Các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự chính là những tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng quy định của luật hình sự. Đó là những nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN và có sự quán triệt những yêu cầu, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bộ luật hình sự năm 1999 không qui định rõ cụ thể hệ thống các nguyên tắc như trong Bộ luật TTHS nhưng căn cứ vào các qui định trong Bộ luật hình sự có thể rút ra các nguyên tắc chủ yếu sau:
    1.4.1. Nguyên tắc pháp chế XHCN:
    Nguyên tắc này được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng cũng như áp dụng luật hình sự. Đây là nguyên tắc của Hiến pháp, là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh, chỉ đạo mọi hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước. Nguyên tắc pháp chế XHCN thể hiện rõ việc Nhà nướ

    1.4.4. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật
    Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong áp dụng cơ sở của trách nhiệm hình sự, bình đẳng trong việc vận dụng quyết định hình phạt, bình đẳng trong thi hành hình phạt, không buộc ai phải chịu trách nhiệm hình phạt hai lần đối với một hành vi phạm tội.
    1.4.5. Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản
    Luật hình sự Việt Nam trừng trị các hành vi phá hoại hòa bình gây chiến tranh xâm lược, chống loài người và can thiệp vào các nội bộ của nước khác; đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống các hành vi gây chiến tranh, chống các tội ác diệt chủng, diệt sinh cũng như các tội phạm có tính chất quốc tế khác.
    1.4.6. Nguyên tắc nhân đạo XHCN
    + Khái niệm chủ nghĩa nhân đạo XHCN
    - Chủ nghĩa nhân đạo XHCN là thể hiện thái độ có thiện chí, có sự cảm thông, có tình yêu thương sâu sắc của con người đối với con người, sự tận tụy phục vụ lợi ích của con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho con người. Chủ nghĩa nhân đạo XHCN là thái độ, khát vọng và hành động tận tụy vì con người là tình yêu đối với con người, đòi hỏi phải có sự công minh, rõ ràng, có trách nhiệm cao với con người cũng như trách nhiệm đối với xã hội, nó thể hiện đậm nét bản chất tốt đẹp của CNXH là vì hạnh phúc con người, phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử.
    - Chủ nghĩa nhân đạo XHCN không chỉ bó hẹp trong việc tạo ra cho con người những điều kiện sinh hoạt vật chất mà còn phải quan tâm đến quyền lợi tinh thần của con người, biết bảo vệ những phẩm giá và phát huy tài năng của con người. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm, chà đạp lên phẩm giá và tài năng của con người.
    + Nội dung của chủ nghĩa nhân đạo XHCN
    - Nhân đạo là bản tính vốn có của con người, thể hiện tính người. Trong mỗi con người luôn có tình thương yêu, đó là đặc tính nổi bật vì tình thương yêu đối với con người là ngọn nguồn của hạnh phúc chân chính, là điều thanh cao nhất, đồng thời là một phương tiện là điều kiện hạnh phúc cho cá nhân.
    .
    CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHỦ NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC CHẾ ĐỊNH CỦA PHẦN CHUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999:

    2.1 Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án, về trường hợp loại trừ - miễn – giảm trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt, hoãn đình chỉ chấp hành hình phạt:
    2.1.1 Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án:
    - Về nguyên tắc thì mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có một số trường hợp vì lý do nào đó mà cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã bỏ quên mà không truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp này nếu trong thời gian nhất định người phạm tội đã tự hối cải, làm ăn lương thiện không phạm tội mới, không trốn tránh sự trừng trị của pháp luật thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mà họ đã thực hiện, bởi vì hành vi nguy hiểm cũng như bản thân người phạm tội lúc đó đã không còn nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án là thời hạn nhất định do BLHS quy
    .

    2.2. Nguyên tắc nhân đạo XHCN thể hiện trong các quy định về hình phạt và các biện pháp tư pháp, về án treo và về xóa án tích:
    2.2.1. Trong quy định về hình phạt
    Hình phạt vừa thể hiện tính nghiêm khắc ở chỗ khi áp dụng hình phạt thì có thể tước bỏ hoặc hạn chế những quyền, lợi ích về tài sản và nhân thân của con người bị kết án như các quyền tự do, quyền về cư trú, quyền về tài sản, quyền về chính trị thậm chí cả quyền sống. Hình phạt luôn để lại hậu quả pháp lý cho người bị kết án; vừa thể hiện sâu sắc tính nhân đạo đó là hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN, ngăn ngừa họ phạm tội mới

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRÊN THỰC TẾ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ KHÁC

    3.1. Thực hiện hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự:
    Bộ luật hình sự năm 1999 tính đến nay mới ban hành được 14/24 văn bản hướng dẫn thi hành, nhiều chương của bộ luật còn chờ hướng dẫn thi hành, nhiều chương của bộ luật còn chờ hướng dẫn hoặc vẫn phải áp dụng các hướng dẫn trước khi có BLHS. Ví dụ: Tình tiết: “gây hậu quả nghiêm trọng” là tình tiết định tội trong 86 tội danh nhưng chưa được giải thích đầy đủ nên việc vận dụng để xử hình sự người vi phạm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế đòi hỏi phải hoàn thiện hơn chính sách hình sự theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự và bỏ lọt tội phạm; quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế; cần quy trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm do người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (tội phạm để tham nhũng); xây cơ chế phát huy sức mạnh của nhân dân, cơ quan, tổ chức quần chúng, khen thưởng người có công trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng bảo vệ người trung thực phát hiện, tố cáo người điều tra, truy tố xét xử hành vi tham nhũng; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ngăn ngừa kiểm soát các hành vi tham nhũng; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc ngăn ngừa kiểm soát các hành vi tham nhũng.


    PHẦN KẾT LUẬN
    KẾT QUẢ CỦA VIỆC QUÁN TRIỆT NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
    XHCN CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ TRONG THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG

    Con người là thành viên của xã hội và trở thành chủ thể xã hội. Sự tồn tại và bình yên trong cuộc sống của con người luôn là một vấn đề hết sức quan trọng. Với tính ưu việt và nhân đạo của xã hội ta, việc bảo vệ, tạo điều kiện để phát huy các giá trị và các quyền con người là nội dung không thể thiếu được trong hệ thống chính sách, xã hội và pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng của Nhà nước ta. Quán triệt áp dụng nguyên tắc nhân đạo XHCN của Bộ luật hình sự trong thời gian qua, đã đạt được một số kết quả khả quan, cụ thể:
    - Trong quá trình thực thi pháp luật hình sự, các cơ quan công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp, thanh tra và các cơ quan hữu quan khác bên cạnh việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, đã hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan Nhà nước khác, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng.
    - Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đã chủ động đấu tranh phòng chóng tội phạm, xử lý nhanh chóng, công minh, đúng pháp luật theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.
    - Quyết định hình phạt đối với người phạm tội đảm bảo được mục đích là trừng trị và giáo dục người phạm tội nói riêng và mục đích giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, răn đe ngăn ngừa người khác phạm tội nói chung; đảm bảo nghiêm trị người chủ mưu cầm đầu, chủ mưu, ngoan cố, chống đối, lưu manh côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội, người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.
    - Việc quyết định hình phạt của tòa án ngoài việc căn cứ vào các quy định của pháp luật cũng đã xem xét đến tính chất của hành vi phạm tội, tính chất và mức độ của hậu quả, mức độ lỗi của người phạm tội, nhân thân người phạm tội , thể hiện tính khoan hồng với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.
    - Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng đã hối cải thì áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù (cho hưởng án trao, cải tạo không giam giữ ), giao học cho cơ quan hoặc gia đình giáo dục.
    - Đối với người bị phạt tù thì ngoài việc buộc họ phải chấp hành hình phạt trong trại giam, cũng tạo điều kiện cho họ học văn hóa, học nghề, tham gia lao động do trại giam tổ chức và được tạo điều kiện để hình thành và phát triển ý thức tuân thủ pháp luật. Khi họ có kết quả cải tạo tốt thì xét giảm án hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại.
    - Đối với người bị phạt tử hình thì Nhà nước loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của họ trong xã hội vì lợi ích chung của toàn xã hội và vì hộ không còn khả năng cải tạo giáo dục. Có nhiều trường hợp người bị phạt tử hình được ân giảm thành tù chung thân.
    - Đối với người chưa thành niên phạm tội: áp dụng triện để các nguyên tắc xử lý trong việc xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định các biện pháp tư pháp, quyết định hình phạt đảm bảo được mua đích giáo dục, cải tạo họ.
    - Các trường hợp hưởng án treo đã khuyến khích được người bị án treo tích cực học tập, rèn luyện bản thân để sớm khẳng định là người có ích cho xã hội.
    - Đối với người đã chấp hành xong hình phạt đã được chính quyền địa phương, tổ chức xã hội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập cộng đồng, được xóa án tích khi có đủ điều kiện luật định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...