Báo Cáo Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Phần mở đầu 5
    1.Lý do chọn đề tài 5
    2.Tình hình nghiên cứu 6
    3.Nhiệm vụ mục đích của đề tài nghiên cứu 6
    4.Đóng góp của đề tài 7
    5.Phương pháp nghiên cứu 7
    6.Phạm vi của đề tài 7
    7.Kết cấu của báo cáo khoa học 7

    Chương I: Cơ Sở Lý Luận 8
    I- Một số khái niệm liên quan 8
    1.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là gì? 8
    2.Hình phạt tử hình là gì? 8
    3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình 9
    II- Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và
    vấn đề áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 9

    Chương II: Nguyên Tắc Nhân Đạo Trong Luật Hình Sự Và
    Vấn Đề Áp Dụng Án Tử Hình Ở Việt Nam 10
    I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và
    hình phạt tử hình trong luật hình sự 10
    1.Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo 10
    2.Đặc điểm của hình phạt tử hình 11
    3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng
    hình phạt tử hình trong luật hình sự 12
    II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp
    dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 13
    1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình 14
    2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt
    Nam hiện nay 15
    3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn
    chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 16
    III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình
    phạt tử hình trong luật hình sự 19
    1. Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế
    và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình 19
    2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp
    dụng hình phạt tử hình trong những năm tới 21
    2.1Trong thời gian trước mắt 21
    2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình
    phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn
    bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015 21
    Kết luận 24
    Danh mục tài liệu tham khảo 25


    Phần Mở Đầu


    1.Lý do chọn đề tài.
    Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó.
    Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý.
    Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này.
    Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình.
    Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thế giới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta.
    Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thế giới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đón ngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiết thực.
    Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tài mang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. ”

    2.Tình hình nghiên cứu.
    Trên bình diện khoa học đây là nhóm đề tài được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Có thể kể tới đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia năm 2000-58-189 “ Luận cứ và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam”( cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);hay đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “ Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành án phạt tử hình- thực trạng và giải pháp”(cơ quan chủ trì của Bộ Tư pháp). Cũng có thể kể tới luận văn Thạc sĩ ,Trần Thu Huyền “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự Việt Nam” Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006.hoặc luận văn Thạc sĩ luật học, Trần Quang Huy “ vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.” Hà nội ,năm 2007 cùng nhiều bài báo và tạp chí khác viết về vấn đề này.
    Các đề tài nghiên cứu trên thường tập trung vào việc phân tích nguyên nhân,điều kiện thực trạng và đưa ra đề xuất trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung.
    Điều đặc biệt là hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng muốn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, muốn giữ vững công lý phải duy trì hình phạt tử hình.Việc tồn tại hình phạt tử hình là cần thiết nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
    Nhưng cá nhân tôi có cách nghĩ khác, cái nhìn khác.
    Riêng tôi ở một cách tiếp cận khác trong báo cáo này sẽ có cái nhìn nhận tổng quan về áp dụng hình phạt tử hình thông qua việc đối chiếu đan xen so sánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam.
    Từ đó tác giả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khoa học về việc có nên tồn tại án tử hình trong xu thế hiện đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa.

    3.Nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có nhiệm vụ nêu bật được quan điểm của Đảng nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự cũng như vấn đề áp dụng án tử hình,mối quan hệ giữa chúng.Đặc điểm của án tử hình cũng như xu thế áp dụng án tử hình trên thế giới từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan nhất cho vấn đề có hay không tồn tại án tử hình ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
    Thực hiện nhiệm vụ đó đề tài nhằm mục đích hướng mọi ngưới tới một cái nhìn nhân văn hơn về việc cụ thể nguyên tắc nhận đạo trong luật hình sự bằng việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...