Tiểu Luận Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU


    Cùng với việc không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
    Để nhân dân lao động thực sự giữ vai trò là người chủ đất nước, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước phải được ghi nhận và đảm bảo thực hiện như một nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định : “ Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân”. Quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và trên thực tế nó đã được bảo đảm thông qua hàng loạt những hoạt động cụ thể.
    Nhà nước ta tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lý hành chính nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc mở rộng hình thức tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước không chỉ đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...