Tiểu Luận Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hànhchính nhà nước và đánh giá việc vận d

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước:
    1. Cơ sở pháp lý:
    Nhà nước ta với bản chất là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân được ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân lao động tự tổ chức để thực hiện quyền lực của mình. Nó được lập ra nhằm phát huy tài năng, sức lực của người lao động trong việc gánh vác các công việc của nhà nước và xã hội nhằm phục vụ lợi ích của chính những người lao động. Điều 2 Hiến pháp năm 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã ghi nhận điều đó: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức.”
    Vì thế, việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước, nhằm thực sự khẳng định nhân dân lao động giữ vai trò là người làm chủ đất nước, đã được ghi nhận và đảm bảo là một nguyên tắc cơ bản trong quản lí hành chính nhà nước. Điều 3 Hiến pháp 1992( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định rõ: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân.”
    Quyền được tham gia vào quản lý các công việc của Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Công dân có thể tham gia quản lý trên mọi lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, Việc thực hiện nguyên tắc nhân dân lao đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước mang nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, động tham gia nó khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong quản lí hành chính nhà nước, tuân theo nguyên lí khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin “nhân dân là cái gốc của quyền lực nhà nước” đã được thực tiễn lịch sử chứng minh. Thứ hai, nó giúp xác định những nhiệm vụ mà Nhà nước phải thực hiện nhằm bảo đảm những điều kiện cơ bản khi nhân dân tham gia quản lí hành chính nhà nước.
    2.Nội dung nguyên tắc:
    Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc này thể hiện ở những hình thức tham vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Những hình thức này được ghi nhận bằng pháp luật và đảm bảo bằng các phương tiện của Nhà nước. Các hình thức tham vào hoạt động quản lí hành chính nhà nước của nhân dân lao động bao gồm:
    a. Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...