Tiểu Luận Nguyên tắc một quốc tịch và việc giải quyết các trường hợp nhiều quốc tịch và không quốc tịch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Nguyên tắc một quốc tịch và việc giải quyết các trường hợp nhiều quốc tịch và không quốc tịch
    Giới thiệu chung

    Chúng ta đều biết quốc tịch là sự thể hiện mối quan hệ pháp lý và chính trị gắn kết giữa một cá nhân với một Nhà nước có chủ quyền. Quốc tịch là một chế định pháp lý ra đời từ một thể chế chính trị đặc biệt, đó là Nhà nước và nó tồn tại, phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Giữa Nhà nước và quốc tịch có một có một mối quan hệ qua lại, gắn bó với nhau, không thể tách rời. Với tư cách là một chế định pháp lý để xác định một nhóm người nào đó là công dân của một Nhà nước nào đó, có thể nói rằng không thể có Nhà nước nếu thiếu những nhóm người được xác định bởi chế định quốc tịch, đó là công dân bởi vì một trong ba yếu tố cơ bản tạo thành Nhà nước là lãnh thổ, cư dân và quyền lực Nhà nước.
    Như vậy, có thể nói rằng quốc tịch là cơ sở pháp lý căn bản và duy nhất để xác định
    một cá nhân là công dân của một Nhà nước và trên cơ sở đó là căn cứ để phát sinh các
    quyền và nghĩa vụ qua lại giữa Nhà nước và công dân. Với tư cách là một quan hệ
    pháp lý gắn liền với nhân thân của từng cá nhân, vấn đề quốc tịch phát sinh từ khi cá
    nhân đó được sinh ra và gắn liền với cá nhân đó trong suốt cuộc đời cho đến khi cá
    nhân đó chết đi.
    Ở Việt Nam, ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời và trở thành
    một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành ngay
    văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về quốc tịch Việt Nam, đó là Sắc lệnh
    số 53/SL ngày 20/10/1945. Tiếp đó, Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành nhiều văn
    bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quốc tịch:
    Sắc lệnh số 73/SL ngày 07/12/1945 quy định về việc nhập quốc tịch Việt Nam;
    Sắc lệnh số 215/SL ngày 20/8/1948 ấn định những quyền lợi đặc biệt cho những người
    nước ngoài đã có công giúp cuộc kháng chiến ở Việt Nam;
    Sắc lệnh số 54/SL ngày 14/12/1959 bãi bỏ Điều 5 và Điều 6 của Sắc lệnh số 53/SL,
    quy định quốc tịch của người phụ nữ kết hôn;
    Nghị quyết số 1043/NQTVQH ngày 08/12/1971 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về
    việc giao cho Hội đồng Chính phủ thẩm quyền xét và quyết định những trường hợp xin
    vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam;
    Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988 được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ ba thông qua
    ngày 28/6/1988. Đây là đạo luật điều chỉnh riêng về vấn đề quốc tịch của Nhà nước
    Việt Nam, đánh dấu một mốc mới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về quốc tịch
    của Nhà nước Việt Nam;
    Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1988, được
    Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998. Luật Quốc tịch Việt Nam
    năm 1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999.
    Ngoài ra các quy định về quốc tịch cũng đã được đề cập trong nhiều văn bản liên quan
    khác như Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam tại Điều 49, 50 và 103, Bộ luật Dân sự
    Việt Nam tại Điều 41, Luật Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tại Điều 5, Điều 7.
    Nhìn lại toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực
    quốc tịch kê từ năm 1945 cho đến nay đã thể hiện xuyên suốt một số nguyên tắc cơ
    bản là:

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...