Luận Văn Nguyên tắc một quốc tịch - những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nguyên tắc một quốc tịch - những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật Việt Nam

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU. 5


    Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC TỊCH VÀ LUẬT QUỐC TỊCH .8


    1.1 Khái niệm về quốc tịch và luật quốc tịch .8


    1.1.1 Khái niệm về quốc tịch 8


    1.1.2 Nguyên tắc một quốc tịch 11


    1.1.3 Khái niệm về luật quốc tịch .13


    1.2 Sơ lược về luật quốc tịch Việt Nam qua các thời kì .14


    1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1998 14


    1.2.1.1 Sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam 1988 .15


    1.2.1.2 Sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam 1998 .16


    1.2.2 Giai đoạn từ năm 1998 đến nay 18


    1.2.2.1 Thực tiễn áp dụng luật quốc tịch 1998 .18


    1.2.2.2 Sự ra đời của Luật quốc tịch Việt Nam 2008 .22


    Chương 2 NGUYÊN TẤC MỘT QUỐC TỊCH TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM .24


    2.1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 24


    2.1.1 Hoàn cảnh ra đời 24


    2.2 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 40


    2.2.1 Hoàn cảnh ra đời 40


    2.2.3 Nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 49


    2.3.2 Bố cục và nội dung của Luật quốc tịch Vệt Nam năm 2008 60


    2.3.3 Nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 67


    Chương 3 HƯỚNG HOÀN THIỆN NGUYÊN TẮC MỘT QUỐC TỊCH 75


    3.1 Những yêu cầu khách quan về việc thay đổi nguyên tắc một quốc tịch 75


    3.2 Hướng hoàn thiện nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch 2008 81


    KẾT LUẬN 91


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    “Tính hiệu quả của một chuẩn mực pháp luật riêng biệt ở mức độ đáng kể, phụ thuộc vào tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống pháp luật, và new trong hệ thong pháp luật có những mâu thuẫn thì nó sẽ giảm bớt tính hiệu quả của một chuẩn mực pháp luật riêng biệt nữa”1. Theo đó, chúng ta có thể hiểu như sau, tính hiệu quả của một quy phạm pháp luật cụ thể phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật chứa quy phạm pháp luật đó và nếu trong văn bản quy phạm pháp luật có những mâu thuẫn thì nó sẽ làm giảm bớt tính hiệu quả của không chỉ đối với một hay hai quy phạm pháp luật khác mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, và thậm chí còn ảnh hưởng đến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.


    Cụ thể ở đây, người viết muốn đề cập đến “nguyên tắc một quốc tịch” trong Luật quốc tịch Việt Nam. Đây là nguyên tắc được nêu cụ thể ở 3 văn bản Luật quốc tịch Việt Nam: Điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 1988; Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 1998; Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Trải qua một chiều dài lịch sử phát triển luật quốc tịch, nguyên tắc này vẫn tồn tại xuyên suốt bên cạnh những ưu điểm và hạn chế của nó. Đồng hành với sự tồn tại đó là những thay đổi tinh tế và linh hoạt của nguyên tắc một quốc tịch về phương diện hình thức câu chữ và ngữ nghĩa của luật học nhằm tạo sự phù hợp của nó trong toàn bộ văn bản Luật quốc tịch.


    Chính vì sự tồn tại và thay đổi đó, người viết đã chọn đề tài “Nguyên tắc một quốc tịch- những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật Việt Nam” để nghiên cứu với mong muốn từ đó có thể rút ra được các kinh nghiệm và bài học cho việc xây dựng và ban hành quy phạm pháp luật. Bởi vì, xây dựng pháp luật, nhìn nhận trong một phạm vi nào đó, là một quá trình thể hiện hay tạo ra các quy tắc của luật thực định để thể hiện các chức năng của pháp luật. Nói cách khác, pháp luật được tạo ra phải thể hiện được chức năng của nó. Có như vậy, pháp luật mới thực sự đi vào đời sống, điều tiết và dẫn dắt xã hội phát triển.


    Ngày 01/07/2009 tới đây là ngày mà văn bản Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực thi hành. Cũng từ thời điểm này Nhà nước ta sẽ cho phép công dân Việt Nam có thể đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Đây là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất khi ban hành văn bản Luật quốc tịch năm 2008. Thông qua đề tài nghiên cứu này, người viết muốn trình bày ý kiến của cá nhân mình và đồng thời phân tích một số vấn đề liên quan đến nguyên tắc một quốc tịch. Để từ đó, có thể mang đến cho người đọc cái nhìn khách quan nhất về quy định của Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008.


    2. Phạm vi nghiên cứu:


    Nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu có hiệu quả đồng thời có thể nắm rõ và hiểu sâu sắc vấn đề hơn, mặc dù Luật quốc tịch quy định rất nhiều vấn đề liên quan đến quốc tịch Việt Nam nhưng người viết chỉ đi sâu nghiên cứu và phân tích “nguyên tắc một quốc tịch”. Phạm vi nghiên cứu bao gồm: mối quan hệ giữa “nguyên tắc một quốc tịch” và các quy định khác có liên quan trong luật quốc tịch Việt Nam; sự thay đổi của “ nguyên tắc một quốc tịch” trong suốt quá trình phát triển Luật quốc tịch, từ khi ban hành Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988 sau đó là Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 và cho đến hiện nay Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sắp có hiệu lực thi hành. Từ đó, người viết sẽ trình bày ý kiến của mình về Điều 4 “ nguyên tắc quốc tịch” của Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc này.


    3. Mục tiêu nghiên cứu:


    Hiện là sinh viên năm cuối, sắp rời khỏi giảng đường đại học, người viết mong muốn mình có thể hiểu kỹ hơn về vấn đề quốc tịch. Đặc biệt, trong giai đoạn Luật quốc tịch mới sắp có hiệu lực thi hành và tình hình đất nước ngày càng phát triển, vấn đề quốc tịch Việt Nam ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.


    Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của người viết trước hết là: sự tồn tại của “nguyên tắc một quốc tịch” trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là trong 2 văn bản Luật quốc tịch năm 1988, 1998. Những ưu điểm và hạn chế của nguyên tắc này trong 2 văn bản trên và trong thực tiễn áp dụng vào đời sống xã hội Việt Nam. Kể đến là sự thay đổi của nó trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. Đe từ đó có thể thấy được nguyên nhân và tính tất yếu của sự ra đời “nguyên tắc quốc tịch” (được quy định tại Điều 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).


    Qua việc nghiên cứu, người viết muốn chứng minh “nguyên tắc một quốc tịch” vẫn được duy trì và khẳng định trong pháp luật Việt Nam hiện nay. Mặc dù, có rất nhiều yếu tố khách quan tác động và những ý kiến khác nhau về vấn đề này thế nhưng về cơ bản Nhà nước Việt Nam vẫn không thay đổi nguyên tắc một quốc tịch trong việc xác lập quốc tịch cho công dân của mình.


    4. Phương pháp nghiên cứu:


    Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích luật viết nhằm để hiểu những quy định của pháp luật quốc tịch Việt Nam về “nguyên tắc một quốc tịch” trong thời gian qua; phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu nguyên tắc này với thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam để rút ra những ưu điểm và hạn ché của nó; và cuối cùng là phương pháp thu thập tổng hợp và phân tích tài liệu để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện nó trong tương lai.


    5. Kết cấu đề tài:


    Nội dung nghiên cứu đề tài này, ngoài lời cảm ơn, mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo phàn còn lại được trình bày thành 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về quốc tịch và luật quốc tịch


    Chương 2: Nguyên tắc một quốc tịch trong pháp luật Việt Nam Chương 3: Hướng hoàn thiện nguyên tắc một quốc tịch


    Bằng tất cả sự cố gắng để hoàn thảnh đề tài luận văn này nhưng người viết cũng không thể tránh được những thiếu xót tất yếu, kính mong nhận được sự thông cảm của Quý thầy cô và độc giả. Trân trọng cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...