Chuyên Đề Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Toà án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ chế độ XHCN là quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân.


    Toàn án là một trong các cơ quan của bộ máy Nhà nước được ghi nhận trong hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
    Tại điều 130 Hiến pháp năm 1992 cũng như điều 5 luật tổ chức toà án nhân dân, đều ghi nhận “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật”.


    Qua thời gian học tập môn tố tụng hình sự cũng như qua thực tiễn xét xử vụ án hình sự ở các toà án. Nguyên tắc “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Là một trong những nguyên tắc quan trọng, góp phần tăng cường hiệu quả của pháp luật. Đảm bảo tính công lý cao trong quá trình xét xử các vụ án hình sự ở các toà án hiện nay. Vì vậy với những lý do trên, việc chọn và thực hiện đề tài: “Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là vấn đề cần thiết.

    Toà án là cơ quan xét xử duy nhất Nhà nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Toà án nhân danh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam để quyết định một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với bị cáo cũng như giáo dục người khác. Nhưng không phải một cá nhân nào quyết định bản án đó mà phải do tập thể của Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.


    Tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992 đã quy định “Việc xét xử ở Toà án có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật - khi xét xử Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm pháp”. Sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân là một trong những hình thức thu hút nhân dân tham gia quản lý công việc của Nhà nước, thể hiện tinh thần dân chủ hoá hoạt động tố tụng của Toà án. Nhưng chỉ có những vụ án xét xử sơ thẩm thì mới có sự tham gia của hội thẩm nhân dân.


    Một trong những nguyên tắc hoạt động quan trọng bậc nhất, đảm bảo việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đã được Hiến pháp quy định tại điều 130 là “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tại Điều 17 Bộ luật Tố tụng hình sự, ghi nhận lại nguyên tắc này như một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của tố tụng hình sự.
    Muốn thực hiện tốt nguyên tắc này thì phải hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nguyên tắc đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...