Tiểu Luận Nguyên tắc khách quan với vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên tắc khách quan với vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trước năm 1986 nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp. Sản phẩm làm ra giá thành cao hoặc sản xuất bừa bãi dẫn đến có sản phẩm thì dư thừa, có sản phẩm thì không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Nền kinh tế mang tính chất của một nền kinh tế nhỏ lẻ tự cung tự cấp. Đó là nguyên nhân làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng tụt hậu, lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cuộc sống nhân dân ngày càng khó khăn.
    Đứng trước bối cảnh đó, con đường duy nhất để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trên cũng như làm cho đất nước chuyển mình phát triển là đổi mới kinh tế. Đổi mới kinh tế ở Việt Nam là một cao trào của toàn dân do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo và thực sự bắt đầu từ năm 1986. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế được nhất quán từ Đại hội VI của Đảng (Tháng 12/1986) cho đến nay là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đẩy mạnh CNH, HĐH và chủ động hội nhập quốc tế. Những nội dung cơ bản đã nêu có mối quan hệ gắn bó tác động, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó vừa có chính sách kinh tế, vừa có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Từ năm 1986 trên cơ sở nhận thức rõ về thực trạng đất nước cùng với những thành tựu trong những năm đầu đổi mới đến năm 1991 tại đại hội VII Đảng ta đi đến quyết định:" Kiên quyết xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN". Đây là một bước đột phá mới trong nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên dù chúng ta xây dựng nền kinh tế theo xu hướng nào thì cũng đều phải tuân theo những nguyên tắc riêng của nó.
    Mục tiêu của đề tài là tìm ra những nguyên tắc khách quan và hình thức tác động của nó phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN phát triển nhanh bền vững và ổn định.
    Mặt khác thực chất nền kinh tế nước ta hiện nay chỉ có thể nói là đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung bao cấp hành chính sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Những vấn đề kinh tế trong giai đoạn quá độ ở nước ta diễn ra rất phức tạp. Chúng ta nghiên cứu những nguyên tắc khách quan này để vận dụng phù hợp vào thực tiễn tránh những sai lầm nóng vội chủ quan duy ý chí hoặc những khuynh hướng cực đoan máy móc sao chép, chấp nhận nguyên bản kinh tế thị trường từ bên ngoài vào.
    Chính vì những lý do trên đề tài" Nguyên tắc khách quan với vấn đề xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" nhằm nghiên cứu những nguyên tắc khách quan tác động đến việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN phù hợp với nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất của nước ta, với yêu cầu của quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

    CHƯƠNG I: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨAỞ VIỆT NAM 5
    1.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 5
    1.1.1. Kinh tế thị trường. 5
    1.1.2. Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa 6
    1.2. Thực chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8
    1.2.1. Tính tất yếu khách quan dẫn tới việc tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 8
    1.2.2. Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 10
    CHƯƠNG II: NHỮNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 12
    2.1 Kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. 12
    2.2. Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 13
    2.3. Đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam 15
    2.4. Giải quyết tốt những vấn đề xã hội, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 16
    C:KẾT LUẬN 18
     
Đang tải...