Tài liệu Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức toà án các cấp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ VÀ VIỆC ÁP DỤNG
    NGUYÊN TẮC ĐÓ VÀO VIỆC TỔ CHỨC TOÀ ÁN CÁC CẤP


    1. Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử


    1.1. Nguyên tắc hai cấp xét x ử trong các hệ thống pháp luật


    - Khái niệm về cấp xét x ử


    Trong luật tố tụng hình sự cũng như tổ chức tư pháp người ta thường đề cập tới cấp
    xét xử. Tuy nhiên, thế nào là cấp xét xử lại chưa được đề cập đến trong khoa học pháp lý
    nước ta. Trong khoa học pháp lý Liên xô cũ, người ta quan niệm cấp xét xử như là “giai
    đoạn xem xét vụ án tại Toà án với thẩm quyền xác định”1. Quan niệm này cũng được nhận


    thức tương đối phổ biến trong khoa học pháp lý nước ta. Xuất phát từđây, người ta cho rằng
    trong tố tụng tồn tại các cấp xét xử là xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc
    thẩm và tái thẩm. Theo quan niệm này thì cấp xét xửđơn thuần là khái niệm tố tụng chung,
    thể hiện một giai đoạn xét xử nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, dân sự,
    kinh tế, lao động, hành chính v.v .


    Theo chúng tôi, khái niệm cấp xét xử không phải là khái niệm tố tụng đơn thuần. Cấp
    xét xử là hình thức tổ chức tố tụng thể hiện quan điểm của Nhà nước về xét xử các vụ án
    nhằm bảo đảm tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Toà án, bảo vệ các quyền tự
    do dân chủ của công dân. Vì vậy, các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc vụ án có thểđược tổ
    chức xét xử nhiều lần và tổ chức hệ thống Toà án để thực hiện nguyên tắc đó trong thực tế.
    Cấp xét xử không đơn thuần chỉ là thủ tục tố tụng; nó còn liên quan nhiều đến cách tổ chức
    tố tụng, tổ chức Toà án để thực hiện việc xét xử lại vụ án.


    Hiện nay, trong pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc
    hai cấp xét xử. Tức vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của
    Toà án bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn định luật được Toà án cấp trên trực tiếp xét
    xử lại theo thủ tục phúc thẩm. Còn các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật
    được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.


    1 Từđiển bách khoa pháp lý, NXB bách khoa xô viết, 1984, tr.126 (tiếng Nga). - Nguyên tắc hai cấp xét x ử và thủ tục xét xử:


    Cấp xét xử là hình thức tổ chức tố tụng. Cấp xét xử và thủ tục xét xử là hai khái niệm
    khác nhau, nhưng chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nguyên tắc hai cấp xét xử là quan
    điểm chung có hướng chỉđạo trong tố chức tố tụng; còn thủ tục tố tụng là quy định cần tuân
    thủđề thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử. Nguyên tắc hai cấp xét xửđược tổ chức thực
    hiện bằng các quy định cụ thể của thủ tục tố tụng trong pháp luật tố tụng của mỗi quốc gia.
    Thủ tục tố tụng quy định càng chính xác thì nguyên tắc này càng phát huy hiệu quả của nó
    trong bảo đảm xét xửđúng đắn, khách quan vụ án và bảo vệ có hiệu quả các quyền tự do
    dân chủ của công dân, đặc biệt là của những người tham gia tố tụng.


    Đểđảm bảo thực hiện đúng đắn nguyên tắc hai cấp xét xử, theo chúng tôi, các thủ tục
    tố tụng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:


    + Thứ nhất, đảm bảo đầy đủ các cơ sở pháp lý và tổ chức cho việc xét xử sơ thẩm vụ
    án một cách khách quan, toàn diện, chính xác; mọi vấn đềđều được cấp sơ thẩm giải quyết;


    + Thứ hai, đảm bảo tối đa quyền kháng cáo của các đương sựđối với bản án, quyết
    định sơ thẩm. Đây là các quy định liên quan đến thời hạn kháng cáo, kháng nghị, liên quan
    đến quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm v.v ;


    + Thứ ba, thể hiện đầy đủ rằng phúc thẩm là một cấp xét xử. Tính chất của phúc
    thẩm phải là xét xử của Toà án cấp trên trực tiếp đối với vụ án mà bản án, quyết định của
    Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn pháp luật quy định. Thủ tục
    phiên toà phúc thẩm phải được tiến hành như xét xử sơ thẩm, nghĩa là phải có đầy đủ phần
    thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi công khai tại phiên toà, thủ tục tranh luận, nghị án
    và tuyên án; Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định về thực chất vụ án .


    Chỉđáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, nguyên tắc hai cấp xét xử mới được thực hiện
    đồng bộ, phúc thẩm mới trở thành một cấp xét xử thực sự mà nguyên tắc đã khẳng định.


    - Nguyên tắc hai cấp xét x ử trong các hệ thống pháp luật:


    Nguyên tắc hai cấp xét xử là nguyên tắc được xác định trong tố tụng hiện đại.
    Nguyên tắc này được ghi nhận trong các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước về quyền
    dân sự và chính trị của Liên hợp quốc, Quy chế về Toà án hình sự quốc tế. Nguyên tắc này
    cũng được ghi nhận trong pháp luật quốc gia của các nước thuộc các hệ thống pháp luật
    khác nhau.


    Tuy nhiên, nghiên cứu cách tổ chức hệ thống cơ quan tài phán cũng như thủ tục tố
    tụng của các nước cũng có những điểm khác nhau. Những điểm khác nhau thể hiện trong
    một sốđiểm sau đây:


    + Nhiều quốc gia thực hiện thủ tục rút gọn trong xét xử các vụ án. Theo thủ tục này,
    một số trình tựđược lược bỏđểđảm bảo tính nhanh gọn, hiệu quả của quá trình tố tụng;


    2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...