Tiểu Luận Nguyên tắc giá gốc và Nguyên tắc thận trọng

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1

    LỜI CẢM ƠN 3
    1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 4
    1.1 Khái niệm 4
    1.2 Mục tiêu 4
    1.3 Phương pháp 4

    1.3.1 Nguyên tắc giá gốc 4
    1.3.2 Nguyên tắc thận trọng 4
    2. Nội dung nghiên cứu 5
    2.1 Những khó khăn khi xác định tài sản 5
    2.1.1 Quyền sở hữu nguồn lực không chắc chắn 5
    2.1.2 Lợi ích kinh tế không chắc chắn hay khó để đo lường 8
    2.1.3 Thay đổi lợi ích kinh tế 13
    2.1.4 Định giá các công cụ tài chính 15
    2.2 Những quan niệm sai lầm thường thấy về kế toán tài sản 17
    2.2.1 Nguồn lực được công ty trả tiền phải là tài sản. 17
    2.2.2 Nguồn lực không thể loại trừ thì không thể là tài sản 18
    2.2.3 Nguồn lực được mua là tài sản, phát triển một nguồn lực thì không phải là tài sản 18
    2.2.4 Giá trị thị trường có liên quan nếu tài sản dự định được bán. 18
    2.3 Phân tích cơ cấu vốn 19
    2.3.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối 19
    2.3.2 Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả kinh doanh. 20
    2.4 Phân tích các tỷ số tài chính 20
    2.4.1 Tỷ số thanh toán: đo lường khả năng thanh toán của công ty 20
    2.4.2 Tỷ số hoạt động: đo lường mức độ hoạt động lien quan đế tài sản của công ty 21
    2.4.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính: 22
    2.4.4 Tỷ số sinh lợi 23
    2.4.5 Tỷ số giá trị thị trường 24
    3 Kết luận 25
    PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ 26
    1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 26
    1.1. Khái niệm chi phí 26
    1.2 Các tiêu chuẩn ghi nhận chi phí và những khó khăn trong việc ghi nhận chi phí 26
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu 28
    1.4 Phương pháp nghiên cứu 28
    2. Nội dung nghiên cứu 28
    2.1 Nhóm chi phí của các nguồn lực tạo ra lợi ích trong nhiều thời kỳ 28
    2.1.1 Khấu hao tài sản cố định 29
    2.1.2 Ghi nhận tài sản thương hiệu 30
    2.1.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển 31
    2.1.4 Chi phí quảng cáo 32
    2.2 Nhóm chi phí các nguồn lực có thời gian và tổng số chi trả không xác định 34
    2.2.1 Lương hưu và các khoản trợ cấp 34
    2.2.2 Chi phí môi trường 35
    2.3 Nhóm chi phí của các nguồn lực có giá trị khó xác định 35
    2.3.1 Chi phí kinh doanh 35
    2.3.2 Quyền chọn mua cổ phần cho Ban quản trị 37
    2.4 Nhóm chi phí của các nguồn lực chưa sử dụng bị giảm giá 37
    2.4.1 Giảm giá tài sản hoạt động 38
    2.4.2 Thay đổi giá trị của các công cụ tài chính 38
    2.5 Một số lưu ý khác khi phân tích chi phí 39
    2.5.1 Đối với giá vốn hàng bán 39
    2.5.2 Đối với chi phí bán hàng 39
    2.5.3 Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp 40
    2.5.4 Đối với lãi vay 40
    3. Kết luận 40
    PHẦN 3: PHÂN TÍCH DỰ PHÓNG 42
    1 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 42
    1.1 Khái niệm 42
    1.2 Mục tiêu: 42
    1.3. Phương pháp nghiên cứu: 43
    1.3.1 Đi tìm mối liên hệ giữa dự phóng và các phân tích khác: 43
    1.3.2 Kỹ thuật dự phóng: 43
    1.3.3 Khởi đầu: điểm xuất phát 44
    1.3.3.1 Hành vi của tăng trưởng doanh số: 44
    1.3.3.2 Hành vi của thu nhập 45
    1.3.3.3 Hành vi của thu nhập cổ phần. 46
    1.3.3.4 Hành vi của các nhân tố trong ROE. 47
    2 . Nội dung nghiên cứu 49
    2.1. Dự phóng doanh thu 49

    2.2. Dự phóng chi phí và thu nhập 51
    2.3. Dự phóng bảng cân đối kế toán. 52
    2.4. Dự phóng lưu chuyển tiền tệ 55
    2.5. Phân tích độ nhạy cảm 56
    3 KẾT LUẬN 60



    LỜI CẢM ƠN
    Trước tiên, thay mặt nhóm 03 em xin gửi lời cảm ơn tới cô hướng dẫn đề tài nghiên cứu của nhóm, Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên, đă tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ nhóm hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này, Sự hiểu biết sâu sắc về Kinh Tế, cũng như kinh nghiệm của cô chính là tiền đề giúp nhóm đạt được những thành tựu và kinh nghiệm quý báu. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trường đại học ngoại ngữ đã giúp chúng tôi dịch một số từ khó và chỉnh câu cho phù hợp,cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn các bạn trong nhóm đã cùng nhau phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau để cùng đi đến kết quả cuối cùng là hoàn thành bài nghiên cứu này.
    Xin chân thành cảm ơn!PHẦN 1: PHÂN TÍCH TÀI SẢN
    1. Khái niệm, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu
    1.1 Khái niệm
    Tài sản là những nguồn lực thuộc sở hữu của một công ty và có khả năng mang lại lới ích kinh tế trong tương lai, đồng thời có giá trị có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
    Tài sản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng bao gồm: tiền mặt, chứng khoán thị trường, khoản thu khách hàng, hàng tồn kho, tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn vào các công ty khác, và tài sản vô hình.
    1.2 Mục tiêu
    Mục tiêu thứ nhất của việc phân tích tài sản là xác định kinh phí bỏ ra cần được ghi nhận là một tài sản trong báo cáo tài chính của công ty hay nên được báo cáo như khoản chi phí hiện tại.
    Mục tiêu thứ hai của việc phân tích tài sản là đánh giá các giá trị tài sản được báo cáo trong báo cáo tài chính, đòi hỏi phải có một đánh giá khấu hao, dự phòng và xóa sổ.
    Để thực hiện hai mục tiêu trên đòi hỏi các nhà phân tích tìm hiểu những người nào có quyền sở hữu nguồn lực đó, liệu nó có tạo ra lợi ích trong tương lai, và liệu những lợi ích đó có đo lường được một cách chắc chắn và hợp lý hay không.

    1.3 Phương pháp
    Bài nghiên cứu đề cập đến hai phương pháp nghiên cứu là: Nguyên tắc giá gốcNguyên tắc thận trọng

    1.3.1 Nguyên tắc giá gốc
    Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin trên giá trị của các nguồn lực nhà quản lý mua lại hoặc phát triển. Hầu hết các quốc gia tài sản được báo cáo trong bảng cân đối kế toán có giá trị là nguyên giá. Nguyên giá chứ không phải là giá trị hợp lý, giá trị thay thế, hoặc giá trị sử dụng, được sử dụng để ghi lại các tài sản bởi vì chúng thường có thể được kiểm tra dễ dàng hơn.
    Quan điểm phân tích dựa vào giá gốc của các nhà đầu tư rất quan trọng bởi vì các nhà quảng lý có động cơ để đưa ra một cách nhìn triển vọng của việc quản lý các nguồn tài nguyên của công ty. Bằng cách yêu cầu các giao dịch được ghi nhận với nguyên giá, kế toán có thể hạn chế khả năng của nhà quản lý trong việc phóng đại giá trị tài sản mà họ đã mua hoặc nâng cấp.
    Tuy nhiên, nguyên tắc giá gốc cũng hạn chế các thông tin hiện hữu cho các nhà đầu tư biết về tiềm năng của tài sản công ty, vì giá trao đổi thường khác từ giá trị hợp lý: thể hiện số tiền mà các bên (a) có hiểu biết về tài sản được trao đổi, (b) có mong muốn trao đổi, (c) sẽ trao đổi như là trong các giao dịch bình thường giữa các bên bình thường hoặc giá trị sử dụng.
    1.3.2 Nguyên tắc thận trọng
    Phương pháp nguyên tắc thận trọng đưa ra một ngoại lệ cho việc sử dụng các giá trị theo nguyên giá. Phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải điều chỉnh giá trị tài sản về giá trị hợp lý, tức là giá đã bị suy giảm so với ban đầu. Chi phí thấp hơn hoặc quy tắc thị trường dùng để định giá hàng tồn kho, việc lập dự toán thiệt hại dự kiến từ những khoản nợ khó đòi, và việc điều chỉnh giảm giá trị của những tài sản hoạt động không dự kiến ​​sẽ phục hồi chi phí là tất cả các trường hợp ứng dụng nguyên tắc này.
    Do đó, nguyên tắc thận trọng đảm bảo hơn cho các nhà đầu tư rằng ước tính của các nhà quản lý về giá trị các nguồn lực công ty không phải là phóng đại. Kết quả là, giá trị tài sản báo cáo trên bảng cân đối kế toán có thể được coi là thấp hơn giá trị của lợi ích trong tương lai mang lại từ chiến lược quản lý kinh doanh hiện tại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...