Chuyên Đề Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
    I/ ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
    1. Xuất phát từ thực tế việc học tập và giảng day môn Ngữ văn ở nhà trường THCS:
    - Việc đưa phương pháp dạy học ( PPDH ) mới vào học tập và giảng dạy môn Ngữ Văn đã góp phần khơi dạy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú học tập ở học sinh, cùng năng lực cảm thụ của các em, song hiệu quả chưa cao.
    * Về phía giáo viên: Do phương pháp truyền thụ, năng lực diễn đạt, cách dẫn dắt khai thác, trình bày một vấn đề ở một bộ phận GV còn hạn chế khiến giờ dạy Văn chưa sinh động và cuốn hút HS.
    * Về phía học sinh: Là một trong những môn học chính trong nhà trường, nhưng các em chưa thực sự có hứng thú khi học Văn: Trong giờ học các em còn e dè, lười phát biểu, thụ động trong học tập, năng lực cảm thụ còn yếu, kĩ năng trình bày một vấn đề bằng ngôn ngữ nói và viết còn hạn chế.
    - Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là GV cần vận dụng sáng tạo PPDH Văn vào giảng dạy. Trong khía cạnh, này tôi xin trình bày vấn đề: “ Nguyên tắc đặt hệ thống câu hỏi trong dạy học Văn 8”.
    2. Cơ sở khoa học của vấn đề:
    - Theo quan điểm của lí luận day học hiện đại: Dạy học phải hướng vào HS, lấy HS làm trung tâm, thầy là người tổ chức hướng dẫn Chương trình SGK Ngữ Văn mới đề ra PPDH tích cực: Phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của HS - chủ thể học tập. Do đó dạy học bằng hệ thống câu hỏi (HTCH) sẽ là một giải pháp tích cực của lí luận dạy học hiện đại.
    - Xét trên đơn vị môt bài học dạy Văn, thì HTCH là một biện pháp dạy tác phẩm văn chương tối ưu với: Thầy thiết kế ( sáng tạo câu hỏi ) trò thi công (sáng tạo câu trả lời).
    II/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
    1. Hệ thống câu hỏi cần bám sát bài học phần Văn trong yêu cầu chung của bài học Ngữ Văn.
    Bản chất của hoạt động dạy là giúp học sinh “ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lí, hình thành nhân cách”. Bản chất của hoạt động học là “ chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng kỹ xảo, hướng vào làm thay đổi chính mình “.
    Ở dạng khái quát, một bài học Ngữ Văn cần phải đạt được ba yêu cầu giáo dục , đó là: kiến thức, kĩ năng, và thái độ. Các yêu cầu trên được cụ thể hoá trong mỗi bài học chính là mục tiêu mục tiêu cần đạt.
    Trong số các giải pháp tích cực nhằm đạt tới yêu cầu của bài học Văn phải kể đến hệ thống câu hỏi cảm thụ, phân tích tác phẩm. Một HTCH giúp HS lĩnh hội đúng các giá trị tác phẩm ( kiến thức ), rèn luyện cách đọc và phân tích tương ứng đối với tác phẩm ( kĩ năng) đồng thời khơi dậy ở họ tình cảm đạo đức trong sáng sau khi học tác phẩm (thái độ ), đó sẽ là một HTCH có hiệu quả dạy học tích cực. Xa rời yêu cầu bài học HTCH sẽ thừa thãi thậm chí vô nghĩa.
    Trong yêu cầu của một bài học TPVC, tư tưởng của tác phẩm được diễn đạt bằng ý nghĩa của tác phẩm. Ở các bài học Ngữ văn mới, SGK tích hợp trong khi nhấn mạnh yêu cầu thực hành của phân môn Văn trong quan hệ với Tiếng Việt và Tập làm văn. Vẫn không hề xem nhẹ yêu cầu người học cảm và hiểu đúng ý nghĩa của tác phẩm văn chương tồn tại với tư cách là văn bản nghệ thuật.
    Vì vậy, nếu Gv hiểu đúng ý nghĩa của TPVC thì HTCH sẽ giúp cho HS khai thác đúng kiến thức của bài. Ngược lại, nếu GV hiểu chưa thấu đáo hoặc hiểu sai ý nghĩa tác phẩm thì sẽ làm HS hiểu lơ mơ hoặc hiểu sai ý nghĩa tác phẩm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...