Tài liệu Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUYÊN TẮC CUNG CẤP CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
    1. Cơ sở pháp lí:
    + Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự.
    + Điều 79 BLTTDS
    + Điều 84.
    + Điểm i khoản 2 Điều 164 BLTTDS
    + Điều 58
    + Điều 94 BLTTDS
    + Phần 1 NQ 04/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS
    2. Nội dung:
    Chủ thể có nghĩa vụ:


    Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Như vậy ai khẳng định một sự việc gì thì phải chứng minh sự việc ấy
    Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
    Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.


    Nội Dung
    - Đương sự có nghĩa vụ chứng minh nên khi không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó (khoản 4 Điều 79). Hậu quả đó có thể là yêu cầu hoặc phản đối yêu cầu mà đương sự đưa ra không được Toà án chấp nhận hoặc chỉ được Toà án chấp nhận một phần ;


    - Vai trò của Toà án trong việc xác minh, thu thập chứng cứ được đổi mới theo hướng Toà án chỉ áp dụng một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ trong những trường hợp luật định và việc tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do Bộ luật này quy định (từ khoản 2 Điều 85 - Điều 94); trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán không được tự mình xác minh, thu thập mà phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85).


    Về nguyên tắc tào án chỉ tiến hành xác minh thu thập chúng cứ trong trường hợp đương sự đã áp dụng mọi biện pháp để thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả thì đương sự có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ (Điểm d khoản 2 Điều 58 BLTTDS).
    Trong trường hợp này, đương sự phải làm đơn yêu cầu toà án, trong đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ thu thập. Lý do mà đương sự không thu thập được, tên cơ quan, tổ chức lưu giữ chứng cứ đó (Khoản 1 Điều 94 BLTTDS).
    Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự, căn cứ vào đơn yêu cầu của đương sự có thể tiến hành một số biện pháp sau đây để thu thập chứng cứ được quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS gồm:
    - Lấy lời khai của của đương sự, của người làm chứng;
    - Trưng cầu giám định;
    - Quyết định đánh giá tài sản;
    - Xem xét thẩm định tại chỗ;
    - Uỷ thác thu thập chứng cứ;
    - Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự
    Khi tiến hành các biện pháp này, Thẩm phán phải ra quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ, trong quyết định phải nêu lý do, yêu cầu của Toà án ( Khoản 3 Điều 85 BLTTDS). Trường hợp đương sự có yêu cầu Toà án thu thập, xác minh chứng cứ mà không làm đơn hoặc có đơn nhưng Thẩm phán không ra quyết định áp dụng biện pháp thu thập chứng cứ thì đều là vi phạm thủ tục tố tụng. Chứng cứ mà đương sự đã giao nộp Toà án, thì Toà án có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ.
    Phạm vi áp dụng:
    Áp dụng cho vụ án dân sự và việc dân sự. Vì xuất phát từ nguyên tắc tự thoả thuận và định đoạt của đương sự nên khi các đương sự đưa ra yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của mình thì đồng thời họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để làm cơ sở chứng minh yêu cầu của mình có căn cứ hợp pháp hoặc đưa ra chứng cứ để phản đối yêu cầu của bên kia. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về các đương sự, vì các vụ án phát sinh chủ yếu do có sự tranh chấp về quyền và lợi ích giữa các đương sự nên họ hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh.
    Thời điểm áp dụng:
    Trong suốt giai đoạn tố tụng, là một quá trình nhận thức diễn ra suyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết. Khởi đầu là việc chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của mình thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có) và kết thúc khi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trị bắt buộc thi hành.
    3. Ý nghĩa của nguyên tắc:
    Là tư tưởng chỉ đạo mang tính chi phối, định hướng cho mọi hoạt động và hành vi tố tụng dân sự, các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng:
    - Thứ nhất, cùng với đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh quan hệ tố tụng, các nguyên tắc này được coi là dấu hiệu “bổ sung” thể hiện tính độc lập của ngành luật tố tụng dân sự với những ngành luật khác;
    - Thứ hai, là cơ sở cho hoạt động sáng tạo, giải thích, hướng dẫn áp dụng quy phạm pháp luật tố tụng dân sự;
    - Thứ ba, đây là 1 nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, người ta có thể phân biệt, đối chiếu, so sánh thủ tục tố tụng dân sự của các hệ thống pháp luật khác nhau (chẳng hạn, nhìn vào hệ thống các nguyên tắc cơ bản được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, không khó lắm cũng có thể chỉ ra rằng, mô hình tố tụng dân sự nước ta là hệ tố tụng xét hỏi kết hợp với yếu tố tranh tụng);
    - Thứ tư, việc vi phạm các nguyên tắc này có thể là căn cứ để huỷ bỏ phán quyết của Toà án, của Trọng tài
    4. Những bất cập trong pháp luật hiện hành làm ảnh hưởng đến nguyên tắc
    Quy định Toà án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
    Đây là một quy định có mặt tiến bộ là bảo đảm tính khách quan trong việc giải quyết vụ việc dân sự, tuy nhiên cũng đã tạo ra một khoảng trống pháp lý làm bó tay Toà án trong việc bảo vệ nền pháp chế điều này được thể hiện như sau:
    BLTTDS quy định, nếu xét thấy chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thu thập được chứng cứ thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Như vậy, trong mọi trường hợp Toà án chỉ được phép yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ khi và chỉ khi đương sự có yêu cầu. Theo quy định tại các điều 85, 94 của BLTTDS và hướng dẫn tại Mục IV của Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, thì khi và chỉ khi đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ. Đương sự yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ thì phải làm đơn yêu cầu và Toà án phải ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ. Như vậy, nếu đương sự không có đơn yêu cầu thu thập chứng cứ thì Toà án hoàn toàn không có quyền và nghĩa vụ thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
    Bất cập liên quan đến việc không quy định thời hạn nộp tài liệu chứng cứ
    Điều 79 BLTTDS đã quy định: Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, cho sự phản đối yêu cầu của người khác là thuộc về đương sự. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...