Tiểu Luận Nguyên tắc của luật tố tụng hình sựv- nguyên nhân và thực trạng của việc không độc lập và tuân theo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    I. NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC. 2
    1. Khái quát chung. 2
    a. Khái niệm và cơ sở của nguyên tắc. 2
    2. Nội dung của nguyên tắc. 3
    a. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập. 3
    b. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật. 5
    c. Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm. 6
    3. Ý nghĩa của nguyên tắc. 6
    II. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC. 8
    1. Về cách thức tổ chức hệ thống Tòa án. 8
    2. Về cách thức quản lý Tòa án. 9
    3. Về ngân sách nhà nước và hoạt động xét xử: 9
    4. Về hệ thống pháp luật: 9
    5. Về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân: 9
    III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC. 10
    1. Một số biểu hiện của việc không độc lập và tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm. 11
    b. Nguyên nhân của thực trạng trên. 12
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 14
    Phụ lục: 15






    I. NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC.
    1. Khái quát chung.
    a. Khái niệm và cơ sở của nguyên tắc.
    "Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một trong những nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, được hiểu là trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác ngoài pháp luật, loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động xét xử của tòa án.
    Cơ sở của nguyên tắc.



    Cơ sở lý luận: Việc quy định nguyên tắc này gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực. Tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm là một trong những biểu hiện rõ nét của cơ chế phân chia quyền lực ở Việt Nam. Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực, sư thoái hóa của quyền lực và xã hội dĩ nhiên sẽ gánh chịu những hậu quả to lớn của tình trạng này.
    Cơ sở thực tiễn: Nguyên tắc này được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiểu quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định: "Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự,thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ phục tùng pháp luật. thẩm phán và hội thẩm nhân dân giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở của pháp luật, phù hợp với ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện loại trừ mọi sự tác động bên ngoài lên họ"; Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng quy định: "trong khi thi hành chức quyền của mình, các thẩm phấn đều độc lập và chỉ phục tùng pháp luật" . Tuy các quy định trên có khác nhau về hình thức nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, đều đặc biệt nhấn mạnh tính độc lập của thẩm phán trong xét xử.
    Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Nó được nhắc đến lần đầu từ Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tòa án và các ngạch tư pháp, tiếp đó là Điều 69 hiến pháp 1946, Điều 100 Hiến pháp 1959 và Điều 4 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960, Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981.Văn bản hiện hành là Điều 130 Hiến pháp năm 1992 và Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
     
Đang tải...