Tài liệu Nguyên tắc của luật môi trường?

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên tắc là gì?
    3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành
    Câu hỏi đặt ra là Ai là thủ phạm tước đoạt quyền sống trong môi trường trong lành của con người?
    · Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành.
    Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển).
    Tiêu chí của Ngân hàng thế giới về đánh giá chất lượng cuộc sống con người của các nước dựa vào 3 tiêu chí sau đây: thu nhập (GDP bình quân đầu người), hệ thống an sinh xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục) và chất lượng môi trường.
    Con người chính là thủ phạm đã tước đoạt quyền này của chính mình.
    · Cơ sở xác lập: 3 cơ sở sau đây
    § Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.
    § Cơ sở thứ 2, Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm.
    ü Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết như mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, tăng bệnh tật nguyên nhân là do phá rừng, hoạt động công, nông, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm tăng nồng độ các loại khí CO[SUB]2[/SUB], N[SUB]2[/SUB]O, NO, CH[SUB]4[/SUB], H[SUB]2[/SUB]S, bụi và hơi nước.
    ü Suy thoái đa dạng sinh học làm mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa nước, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch MT, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, gây ra các hậu quả MT khác nhau, hệ thống kinh tế suy giảm do mất đi các giá trị TNTN và MT nguyên nhân là do khai thác tài nguyên quá mức, sử dụng các công nghệ không phù hợp, ô nhiễm, thay đổi khí hậu, buôn bán động thực vật.
    ü Suy thoái tầng ozon, làm tăng nhiệt độ trái đất, thay đổi khí hậu toàn cầu, tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học, tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Nguyên nhân là do các hoạt động SX công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, máy bay, phân bón hóa học, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, nguồn khí tự nhiên khác như núi lửa, sấm chớp.
    ü Suy thoái nguồn nước ngọt , dự báo vào năm 2025, cứ 3 người thì có 2 người trên Trái đất sẽ sống thiếu nước. Nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước từ nước thải bị ô nhiễm, chất diệt cỏ, phân bón, chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi, một số hợp chất hữu cơ. Ô nhiễm nước mặt dẫn theo ô nhiễm nguồn nước ngầm.
    ü Hoang hóa và suy thoái đất do chặt phá rừng, quản lý, canh tác, quy hoạch kém, dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa, sạt lỡ. Theo UNEP/ISRIC (1991) có khoảng 1900 triệu ha đất trên thế giới thoái hóa. Sản lượng nông nghiệp của Châu Phi giảm đi 50% trong vòng 40 năm.
    ü Phá và sử dụng rừng không bền vững 80% diện tích rừng nguyên sinh bị xóa sổ, bị chặt phá hoặc xuống cấp (WRI 1997), từ 1960 đến nay ½ diện tích rừng trên thế giới bị chặt trắng, rừng nhiệt đới giảm tốc độ 0,7%/ năm. Nguyên nhân là do gia tăng dân số, nghèo đói, phát triển kinh tế, đô thị hóa, mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
    ü Suy thoái môi trường và tài nguyên biển làm ô nhiễm, tăng cao nhiệt độ, nâng cao mực nước biển. Nguyên nhân là do nước thải ô nhiễm, phá hủy vùng đầm lầy và rừng ngập mặn, những vùng hoạt động như tầng lọc tự nhiên đối với trầm tích làm cho hàm lượng nitơ cao, hoặc do rò rĩ tràn dầu ảnh hưởng đến tầng sâu của đại dương, phá hủy các bãi san hô do khai thác bừa bãi, bị vùi lấp do khai thác mỏ, hơn ½ bãi san hô ngầm trên thế giới bị ảnh hưởng. Ngoài ra, suy thoái này còn do khai thác quá mức cá, sản phẩm biển, quản lý chất thải trên đất liền không tốt, ô nhiễm rừng đầu nguồn.
    ü Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy rác thải rắn độc hại gồm các chất có khả năng tồn lưu và phát tán trong không khí, đất và nước (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất độc màu da cam, chất thải bệnh viện, chất phóng xạ, muối, kim loại nặng) thải ra MT ngày càng nhiều (Anh 11 triệu tấn/ năm, Pháp 3 triệu tấn/ năm, Mỹ 72 triệu tấn/ năm) , gây ô nhiễm trực tiếp hay gián tiếp cho MT hoặc gây bệnh.
    Các vấn đề MT có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau vì đều có nguyên nhân chính là do hoạt động thiếu tính toán về kinh tế xã hội của con người
    § Cơ sở thứ 3, Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia. (không ràng buộc các quốc gia về mặt pháp lý, nhưng ràng buộc về mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thực hiện). Đó là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro.
    · Hệ quả pháp lý.
    § Hệ quả thứ 1, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT.
    Ví dụ: ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường, những biện pháp làm trong sạch môi trường: dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Ba Bò, ngăn chặn và xử lý doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
    § Hệ quả thứ 2, Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50, Hiến pháp 1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin
    Các nước sử dụng rất triệt để quyền này, trong khi người Việt Nam chưa thật sự được bảo vệ, nhất là tiếng ồn và mùi hôi. (Việt Nam: thiếu những giải pháp cụ thể).
    3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững
    Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được nêu tại Hội nghị của LHQ về MT và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brazin) năm 1992 với 179 nước tham gia đã thông qua 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21.
    Mười năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophannesburg (Nam Phi) năm 2002 về Phát triển bền vững với 166 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố Jophannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững.
    Phát triển bền vững được hiểu một cách khái quát là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”.
    · Khái niệm
    Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...