Thạc Sĩ Nguyên tắc cân đối NSNN?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trả lời
    - NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của NN đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN.
    - Cân đối NSNN phản ánh quan hệ giữa thu và chi NSNN, cơ cấu thu chi NSNN trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
    - Nguyên tắc cân đối NSNN:
    + Tổng sô thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi NS.
    Năm 2009, bội chi ngân sách nhà nước là 6,9% GDP, chi đầu tư phát triển = 8,1% GDP. Đảm bảo nguyên tác bội chi nhỏ hơn chi cho đầu tư phát triển. Ngoài ra, chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí chi đầu tư phát triển.
    + Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước hoặc ngoài nước. vay bù đắp bội chi NSNN phải đảm bảo nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí NS để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
    Trong những năm qua, nước ta đã kiểm soát được mức bội chi ngân sách nhà nước ở mức cho phép, Nhà nước đã chấm dứt việc in tiền trực tiếp để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước, thay vào đó là vay nợ trong và ngoài nước. và nguồn vốn vay chủ yếu chi cho đầu tư phát triển đây là một thành công đang ghi nhận trong kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước của nước ta.
    + NS địa phương được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu, trường hợp tỉnh thành phố trực thuộc TW có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi NS cấp tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự đoán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối NS cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 40% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của NS cấp tỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...