Tiểu Luận Nguyên nhân và tác dụng của việc nhà Nguyễn chọ Huế làm kinh đô

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- MỞ ĐẦU
    Từ xưa đến nay việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện để làm thủ đô bao giờ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng có liên quan đến sự sống còn của một chế độ hay có khi là cả một dân tộc. Chính vì thế hơn 3000 năm trước các vua chúa Trung Hoa đã tìm kiếm cho mình những vùng đất đẹp để đóng đô lập quốc.
    Ở Việt Nam chúng ta từ lúc sơ khai của thời kỳ Hùng Vương cho tới nay kinh đô của nước ta kinh đô của nước ta được di dời và thay đổi nhiều lần qua các triều đại và vận mệnh của dân tộc cũng chính vì thế mà biến đổi theo. Người xưa từng tổng kết việc dời đô, định đô: “Cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giầu thịnh”.
    Trong mấy ngàn năm kể từ khi lập quốc cho đến thế kỷ XVII các triều đại phong kiến quân chủ Việt Nam đều đóng đô tại những nơi thuộc địa bàn Miền Bắc hay nói cụ thể hơn là từ đèo Ngang trở ra. Trong giai đoạn lịch sử từ khi nhà nước đầu tiên xuất hiện cho đến đầu thế kỷ XI, nếu chỉ quan sát riêng dòng chủ lưu, không tính những chính quyền đô hộ của ngoại bang, cũng đã trải qua nhiều lần chuyển đổi trung tâm chính trị - hành chính của đất nước. Mỗi lần định đô và dời đô như thế đều có những lý do, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Từ kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang do các Vua Hùng đứng đầu, đến kinh đô Cổ Loa do An Dương Vương xây dựng, kinh đô Mê Linh của Hai Bà Trưng. Tiếp đó là kinh đô Long Biên của Lý Nam Ðế và Triệu Việt Vương, kinh đô Vạn Anh - Ðại La thời kỳ chống phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ ba (603 - 939). Thời kỳ Ngô Quyền giành được độc lập, Cổ Loa lại trở thành kinh đô của đất nước. Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Ðinh Tiên Hoàng đã lập nên nhà nước Ðại Cồ Việt với kinh đô Hoa Lư . Triều Tiền Lê cũng đóng đô tại đây. Mùa thu năm 1010, Vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Ðại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc.
    Từ cuối thế kỷ XVIII trở đi do bối cảnh lịch sử kinh đô của cả nước mới chuyển vào Miền Trung. Huế là nơi đóng đô của chin đời chúa Nguyễn trước đó.Trong thời gian dài Quang Trung chọn Huế làm đại bản doanh của mình. Đến năm 1802 Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn lên ngôi hoàng đế lập ra triều Nguyễn và chọn Huế làm kinh đô của cả nước cho triều đại của mình. Và Huế cũng là địa điểm cuối cùng là kinh đô trong lịch sử thời quân chủ Việt Nam.
    Việc chọn Huế làm kinh đô mà không phải là Thăng Long hay các vùng đất khác đều có những nguyên nhân và ý nghĩa riêng của nó. Vậy nguyên nhân nào nhà Nguyễn lại chọn Huế làm kinh đô? Việc chọn Huế làm kinh đô có những tác dụng và hạn chế gì?. Theo tôi đó là cả một quá trình mang tính sách lược chính trị riêng lúc đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...