Luận Văn Nguyên nhân và những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc thực hiện các nguyên tắc dạy họ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    A. Mở đầu 1
    B. Nội dung 6
    Chương1: Cơ sở lý luận 6
    1. Khái niệm nguyên tắc dạy học 6
    2. Cơ sở phân loại nguyên tắc dạy học 6
    3. Các nguyên tắc dạy học tiểu học 7
    4. Việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 12
    Chương 2: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 15
    1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 15
    1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học 15
    1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về điều kiện thực hiện các nguyên tắc 16
    2. Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 17
    2.1. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 17
    2.2. Thực trạng vi phạm các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 19
    Chương 3: Nguyên nhân và những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học một số môn học lớp 3 ở trường tiểu học. 29
    1. Nguyên nhân của thực trạng 29
    2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học một số môn học lớp 3 ở trường tiểu học. 31
    2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên 32
    2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên 32
    2.3. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học 33
    2.4. Tăng cường kiểm tra đánh giá giáo viên của Ban giám hiệu 34
    Chương 4: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm 35
    c. kết luận và kiến nghị 41
    Tài liệu tham khảo 43
    Phụ lục 44


    A. Mở đầu.
    1. Lý DO CHọN Đề TàI
    Đất nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nguồn lực con người và vai trò to lớn của giáo dục đã được chỉ rõ trong Nghị quyết TW2 khóa VIII “Muốn tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo phát huy nguồn lực con người” [Nghị quyết TW2 Khoá VIII, tr. 4]. Cùng với công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước là sự biến đổi sâu sắc của xã hội Việt Nam, nó đòi hỏi giáo dục - đào tạo từng bước thực hiện dân chủ hóa giáo dục, đảm bảo quyền được học tập cho mọi người trong xã hội đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục.
    Trước thời đại toàn cầu hóa và cách mạng thông tin, Đảng ta đã sớm xác định giáo dục là “ quốc sách hàng đầu”, “lực lượng then chốt”, “nền tảng, động lực” [Nghị quyết Đại hội Đảng VII, tr 6] cho nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xã hội ta thành một xã hội học tập và cần phải có một cuộc vận động “đổi mới giáo dục thật cơ bản và toàn diện cả về cơ cấu, nội dung, phương pháp dạy và học, quản lý giáo dục”[ Tạp chí Dạy và học ngày nay, số T5/2006, tr. 39].
    Nghị quyết TW2 khóa VIII đã khẳng định “giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay phải giáo dục toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể dục và mỹ dục” trong đó đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện. Thế nhưng thực tế tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của lứa tuổi là bản đồ hạnh kiểm của học sinh phổ thông đang đi xuống với những con số làm mọi người giật mình: Hạnh kiểm tốt của học sinh bậc Tiểu học là 92,8%; bậc Trung học cơ sở là 52,63% và Trung học phổ thông là 20,28%. Tại sao có nghịch lý đó?
    Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng nhằm hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học ở bậc Trung học cơ sở.
    Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục tiểu học thì phải tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học thích hợp.
    Thực trạng giáo dục tiểu học hiện nay chưa có sự đổi mới sâu sắc, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục nước nhà. Phải chăng người ta chỉ nghĩ đến đổi mới nội dung, phương pháp, đổi mới đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mà không nghĩ đến việc quán triệt các nguyên tắc dạy học.
    Hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh không những là việc làm của ngành giáo dục mà còn của toàn xã hội. ở tiểu học, tất cả các môn học nhằm hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức, những chuẩn mực hành vi đạo đức và kỹ năng cơ bản để các em vận dụng vào trong học tập, lao động và cuộc sống.
    Hiện nay, việc quán triệt các nguyên tắc dạy học trong dạy học các môn học ở trường tiểu học chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, trong tương lai tôi là một giáo viên tiểu học, với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường và qua thực tế các đợt kiến tập, thực tập sư phạm ở các trường tiểu học để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học tôi đi vào nghiên cứu đề tài này.
    Do điều kiện và thời gian có hạn, yêu cầu của đề tài là khóa luận tốt nghiệp nên đề tài chỉ giới hạn trong việc tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 của giáo viên các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên.
    2. LịCH Sử NGHIÊN CứU Đề TàI
    Bàn về nguyên tắc dạy học tiểu học có nhiều tác giả đề cập đến:
    Nhà giáo dục học người Séc vĩ đại J.A.Comenxki là người đầu tiên đưa ra yêu cầu phải đảm bảo tính trực quan trong dạy học.
    Thái Duy Tuyên “Một số vấn đề hiện đại lý luận dạy học”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992
    Một số vấn đề về dạy học tự phát hiện trong môn Đạo đức ở tiểu học. PGS.TS Nguyễn Hữu Hợp.
    Một công trình nghiên cứu thực trạng đạo đức học sinh của Viện nghiên cứu giáo dục do Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Tài làm chủ nhiệm đã công bố: Giáo dục đạo đức cho học sinh “trách nhiệm không chỉ có nhà trường”.
    Khi nói đến các nguyên tắc dạy học các tác giả chỉ đề cập đến các biện pháp thực hiện các nguyên tắc chứ chưa đi sâu tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 các trường tiểu học khu vực Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
    3. MụC ĐíCH NGhIÊN CứU
    Tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 và nguyên nhân dẫn đến thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khắc phục thực trạng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học các môn học lớp 3 và thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
    4. KHáCH THể NGHIÊN CứU
    Các nguyên tắc dạy học tiểu học
    5. ĐốI TƯợNG, MứC Độ, PHạM VI NGHIÊN CứU
    5.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    5.2. Mức độ: Bước cx đầu tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    5.3. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện và thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3 khu vực thị xã Phúc Yên.
    6. GIả THUYếT KHOA HọC
    Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học hiện nay còn nhiều vi phạm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là trình độ nhận thức của học sinh và trình độ, khả năng, năng lực của giáo viên. Vì vậy thực hiện tốt các nguyên tắc dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học.
    7. NHIệM Vụ NGHIÊN CứU
    7.1.Tìm hiểu cơ sở lí luận
    7.2. Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân
    7.3. Đề xuất các giải pháp cần thiết để khắc phục thực trạng
    8. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
    ã Phương pháp quan sát
    ã Phương pháp đọc sách
    ã Phương pháp điều tra
    ã Phương pháp trò chuyện
    ã Phương pháp thống kê toán học
    9. Kế HOạCH NGHIÊN CứU
    - Tháng 11 – tháng 12: Nhận đề tài, lập đề cương nghiên cứu
    - Tháng 1: Tìm hiểu cơ sở lý luận
    - Tháng 2- tháng 3: Khảo sát và tìm hiểu thực trạng
    - Tháng 4: Hoàn thiện
    - Tháng 5: Hoàn thành khóa luận và bảo vệ
    10. Cấu trúc đề tài
    A. Mở đầu
    b. nội dung
    Chương 1: Cơ sở lý luận
    1. Khái niệm nguyên tắc dạy học.
    2. Cơ sở phân loại nguyên tắc dạy học.
    3.Các nguyên tắc dạy học tiểu học.
    4. Việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    Chương 2: Thực trạng thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    2. Thực trạng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học trong dạy học một số môn học lớp 3.
    Chương 3: Nguyên nhân và những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học một số môn học lớp 3 ở trường tiểu học.
    1. Nguyên nhân của thực trạng.
    2. Những giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng việc thực hiện các nguyên tắc dạy học một số môn học lớp 3 ở trường tiểu học.
    2. 1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên.
    2. 2. Nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên.
    2. 3. Xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học.
    2. 4. Tăng cường kiểm tra, đánh giá giáo viên của Ban giám hiệu.
    Chương 4: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm.
    C. Kết luận và kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...