Tài liệu Nguyên nhân và hậu quả của lạm phát ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG






    I - ĐẶT VẤN ĐỀ


    II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ






    1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.


    1.1. Khái niệm


    1.2. Các Loại hình của lạm phát


    1.3. Tác động của lạm phát tới nền kinh tế.


    2. Những nguyên nhân và hậu quả của lạm phát.


    2.1. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát


    2.2. Những hậu quả của lạm phát


    3. Các giải pháp đối phó và tình trạng thực tế về lạm phát ở việt nam qua một số


    thời kỳ.


    3.1. Giải pháp đối phó với lạm phát.


    3.2. Thực tế lạm phát ở Việt Nam.
















    III - KẾT LUẬN


    TÀI LIỆU THAM KHẢO



    I - ĐẶT VẤN ĐỀ






    Lạm phát là vấn đề không mấy xa lạ đối với một nền kinh tế hàng hoá và hầu hết quảng đại quần chúng đã có thể chứng kiến hay trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau, nhưng để hiểu một cách chính xác lạm phát là gì thì thật là không rễ. Ở đây ta có thể hiểu một cách nôm na rằng lạm phát là: lạm phát trong lĩnh vực lưu thông tràn ngập khối lượng tiền thừa làm cho tiền tệ ngày càng mất giá so vời toàn bộ các sản phẩm hàng hoá, vàng và để lại những hậu quả hết sức trầm trọng cho nền kinh tế.







    II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ






    1. Những vấn đề lý luận về lạm phát.


    1.1. Khái niệm


    Vậy lạm phát là gì ? đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.
    Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng
    định :lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất.


    G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
    Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.
    Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”



    Ở Việt Nam, ông Bùi Huy Khoát thì chia sẻ quan điểm của luận thuyết”Lạm phát cầu kéo”và cho là lạm phát nẩy sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu, khi cầu có khả năng thanh toán tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá của hàng hoá tăng lên .Xét đến cùng thì lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng và tiền.
    Còn ông Nguyễn Văn kỷ lại thiên về luận thuyết”lạm phát lưu thông tiền tệ “ khi khẳng định lạm phát là hiện tượng tiền quá thừa trong lưu thông so với lượng hàng quá ít ỏi.
    Ông Vũ ngọc nhung thì chỉ ra đặc trưng của lạm phát là hiện tượng giá cả tăng lên phổ biến do tiền giấy mất giá so với vàng loại tiền mà có đại diện và so với mọi giá cả hàng hoá trừ hàng hoá sức lao động.
    Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát, và theo quan điểm của tôi về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên thì nhận thấy ở một khía cạnh nào đó của lạm phát thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.
    1.2. Các Loại hình của lạm phát


    Cũng như ở trên đã có rất nhiều cách hiểu ở các góc độ khác nhau về lạm phát thì ở phần này cũng như vậy người ta có thể phân loại lạm phát theo nhiều tiêu chí khác nhau.
    - Căn cứ vào tốc độ lạm phát, người ta chia lạm phát ra làm ba loại


    + Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xẩy ra với tốc độ gia tăng giá cả


    chậm, chỉ ở mức một con số hay dưới 10%.


    + lạn phát phi mã:là loại lạm phát biết được khi giá cả đạt tới ngưỡng từ 2 con số đến 3 con số ( 20%,100%,200%) một năm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...