Luận Văn Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò ch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài 6


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 7


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .8


    4. Phương pháp nghiên cứu .8


    5. Kết cấu của đề tài 9


    CHƯƠNG 1


    TÌM HIỂU HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO


    1.1. Tìm hiểu chung về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến . 11


    1.1.1. Khái niệm tài sản trong luật hiện hành . 11


    1.1.2. Khái niệm về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến 12


    1.2 . Khái quát về đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản . 15


    1.3. Dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo . 17


    1.4 . Một số đặc điểm của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo . 18


    1.4.1. Đặc điểm về nhân thân 18


    1.4.2. Đặc điểm về môi trường tác động lên người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo . 18


    1.5. Hậu quả do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra . 19


    CHƯƠNG 2


    NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CÁC HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM


    ĐOẠT TÀI SẢN ẢO


    2.1. Nguyên nhân xuất phát từ người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò choi trực tuyến 22


    2.1.1. Lợi nhuận - Mục đích cụ thể và trực tiếp nhất .22


    2.1.2. Thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ảo trong GO để chứng tỏ trình độ, bản lĩnh của người thực hiện hành vi .26


    2.2. Vai trò của người bị hại trong cơ chế thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến 28


    2.2.1. Yếu tố tâm lý tác động đến độ an toàn về bảo mật thông tin cho người chơi Game Online 28


    2.2.1.1. Không đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin do người chơi không cưng cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân khi đăng ký với NPH .28


    2.2.1.2. Không đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin do người chơi chia sẽ với những người chơi khác 30


    2.2.2. Điều kiện môi trường tác động đến người tham gia các trò chơi trực tuyến 32

    2.2.2.1. Môi trường sử dụng Internet, chơi Game Online không đảm bảo an toàn về bảo mật thông tin .33


    2.2.2.2. Môi trường mạng không đảm bảo an toàn .34


    2.2.3. Phương thức trao đổi, mua bán các vật phẩm game không đảm bảo an toàn 36


    2.3. Những hạn chế của các cơ quan chức năng, tổ chức cung cấp, phát hành các dịch vụ GO 38


    2.3.1. Những hạn chế về mặt pháp lý .38


    2.3.2. Nguyên nhân từ cơ chế tổ chức, quản lý của các nhà phát hành GO dẫn đến tình trạng khó kiểm soát những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong GO 41


    2.3.3. Nguyên nhân từ cơ chế tổ chức hoạt động và giám sát, xử lý của cơ quan Nhà nước 44


    CHƯƠNG 3


    GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
    NHỮNG HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN ẢO HÌNH THÀNH TRONG


    CÁC TRÒ CHƠI TRỰC TUYẾN


    3.1. Những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo
    hình thành trong các trò chơi trực tuyến 48


    3.2. Những vấn đề liên quan xung quanh những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo 53


    KÉT LUẬN . 56


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và những ứng dụng công nghệ cao vào đời sống ngày càng toàn diện thì những tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phàn không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như năng suất lao động. Sự ra đời và phát triển của máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật hiện đại là một cuộc cách mạng chưa từng thấy về khoa học, công nghệ. Với sự phát triển từng ngày, từng giờ, máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật mới đã không những thay đổi bộ mặt xã hội hiện đại mà còn góp phần hình thành những khái niệm mới, những tư duy mới và những thói quen mới. Từ khi chỉ là công cụ dành cho những nhà khoa học thì đến nay máy vi tính và các thiết bị kỹ thuật mới đã được sử dụng như những phương tiện thiết yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong kỷ nguyên thông tin, máy vi tính và mạng máy tính được coi là những nhân tố cốt yếu của lực lượng sản xuất.


    Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, không thể phủ nhận những mặt tiêu cực phát sinh từ máy tính đã, đang và sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của nhân loại. Tội phạm công nghệ cao cũng ra đời và phát triển nhanh chóng, gây những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, không chỉ nằm trong phạm vi một vùng, lãnh thổ mà còn tác động đến toàn khu vực và thế giới. Trong quá trình vận động đó, Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong nhiều quốc gia có tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới khá muộn vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986, chủ trương thực hiện chính sách “mở cửa”, từ đó tạo một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển về kinh tế, xã hội và đặc biệt là trong khoa học kỹ thuật những thập niên gần đây cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất khu vực, bao gồm sự phát triển của Internet và một số ngành công nghiệp số hóa khác. Sự hình thành và phát triển trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam đã có những bước chuyển biến vượt bậc, đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng khi đánh giá chính xác lại tình hình, thì ta thấy rằng, hiệu quả của vấn đề quản lý và kiểm soát những vấn đề liên quan đến Internet vẫn chưa cao, cụ thể là vấn đề quản lý về các trò chơi trực tuyến còn nhiều hạn chế.

    Từ tình trạng hiệu quả của hoạt động quản lý vẫn chưa cao như: hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý chưa hợp lý, trình độ của cán bộ chuyên môn còn thấp . và nhiều những yếu tố khác tác động đến, đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hình thành những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến. Đây là một vấn đề còn mới mẻ đối với lịch sử phát triển của Internet nhưng đã cho thấy những tác hại to lớn đối với tiến trình phát triển và tiến bộ của con người trong thời đại số hóa ngày nay và hậu quả là những biến dạng của hành vi này không chỉ dừng lại ở mức độ tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến mà còn là những thông tin quan trọng về cá nhân, bí mật kinh doanh, bí mật quân sự hay thậm chí là bí mật quốc gia . để từ đó dẫn đến những xung đột trong các mối quan hệ xã hội theo chiều hướng tiêu cực.


    Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến”


    với mục tiêu tìm hiểu những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra như phân tích ở trên. Thông qua việc tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, cũng như là các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý của cơ quan, tổ chức có liên quan chưa đạt hiệu quả, người viết đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và ngăn chặn những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo nói riêng và tình hình tội phạm có liên quan đến lĩnh vực này nói chung ở Việt Nam, từ đó có thể nâng cao khả năng phát triển của ngành công nghiệp hiện đại, có tiềm năng phát triển và những đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói, đây là việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến” được viết với mục tiêu sau:


    Trình bày những hiểu biết chung nhất về những vấn đề liên quan đến tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, như việc phân tích khái niệm, ý nghĩa, phạm vi hình thành, những quy định pháp luật liên quan . và phân tích những hạn chế của tài sản ảo để qua đó, có những hiểu biết chung nhất về tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến.

    Qua việc phân tích các số liệu, giúp chúng ta thấy được thực trạng tình hình sử dụng Internet ở Việt Nam hiện nay, những vấn đề còn bỏ ngõ liên quan đến Intemet, game Online, cũng như là việc phân tích các nhân tố tác động đến điều đó.


    Từ những phân tích vừa nêu, người viết đề ra một số giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh, các cơ quan quản lý và người sử dụng các dịch vụ giải trí như game, Internet một cách hiệu quả hơn, từ đó có thể góp phần làm cho ngành công nghiệp mới, tiềm năng mới này của Việt Nam phát triển tốt hơn.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với những đặc điểm, điều kiện nguyên nhân dẫn đến những hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, không đi sâu vào phân tích yếu tố cấu thành tội phạm hay những dấu hiệu lừa đảo tài sản ảo trong một số lĩnh vực khác liên quan đến Internet như bán hàng đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua email, số tài khoản ATM, mạng điện thoại di động . Trong phạm vi nghiên cứu đó, người viết tập trung đi sâu vào phân tích những yếu tố có liên quan như những quy định của pháp luật, những hạn chế trong cơ chế quản lý của Nhà nước, doanh nghiệp và những chủ thể tham gia vào mối quan hệ đó.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết đã sử dụng các phương pháp sau:


    - Phương pháp phân tích số liệu thống kê, tổng hợp từ thực tế. Từ việc phân tích những số liệu thống kê và tổng hợp, người viết có cơ sở để chứng minh những luận điểm đã đưa ra.


    - Phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết. Đề tài sử dụng những văn bản quy phạm pháp luật quy định về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Intemet, tài sản ảo trong các trò chơi trực tuyến, các yếu tố cấu thành tội phạm . của Việt Nam và một số văn bản pháp lý khác. Việc nghiên cứu và phân tích những văn bản đó là cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.


    - Phương pháp so sánh. Đề tài có sự tham khảo các quan điểm, nhận định, số liệu . từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cũng như là nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác nhau, nên người viết đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các tài liệu này, từ đó có đánh giá khách quan hơn, giúp cho đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.


    - Ngoài ra đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác. Đó là các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, được sử dụng như một phương pháp luận để xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận vãn.


    5. Kết cấu của đề tài


    Đề tài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến” bao gồm những phần sau:


    - Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo.


    - Bên cạnh mục lục, lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo là phần nội dung chính của đề tài gồm các chương với kết cấu bao gồm:


    + Chương 1: Tìm hiểu chung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo. Nội dung chính của chương này là làm rõ khái niệm, những đặc điểm của tài sản ảo (phàn 1.1), cũng như những đặc điểm về hành vi lưa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự hiện hành (phần 1.2). Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến (phần 1.3), môi trường tác động đến người thực hiện hành vi lừa đảo (phần 1.4) và cuối cùng là những hậu quả do hành vi đó gây ra (phần 1.5).


    + Chương 2: Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo. Đây được xem là phần trọng tâm của toàn bộ luận văn, trong đó người viết tập trung đi sâu phân tích các vấn đề như: Nguyên nhân xuất phát từ người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến (phần 2.1); Vai trò của người bị hại trong cơ chế thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo hình thành trong các trò chơi trực tuyến (phần 2.2). Và những hạn chế về mặt pháp lý (phần 2.3). Từ những phân tích đó, người viết đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn những tác hại do hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảo gây ra cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý của Nhà nước và sự hoàn thiện của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề này (Chương 3).


    Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như nguồn tài liệu hạn chế, các số liệu đôi khi rất khó tổng hợp, đề tài có nhiều yếu tố không thuộc chuyên ngành học tập của người viết (chẳng hạn về lĩnh vực công nghệ thông tin), đề tài này là đề tài mới ở góc độ nghiên cứu của sinh viên khoa Luật Đại Học cần Thơ . cũng như là những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Do đó, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Thầy, cô, cũng như là những người đọc khác để giúp người viết sửa chữa, khắc phục những điểm hạn chế của đề tài này, nhằm lảm cho đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Chí Hiếu, người trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài, lời cám ơn đến quý Thầy, cô đã giúp đỡ người viết hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Ngoài ra, người viết còn gửi lời cám om đến quý Thày, cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp đỡ người viết thấy được những thiếu sót nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm, hiểu biết để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu sau này.


    Xin chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...