Tiểu Luận Nguyên nhân, thực trạng, hậu quả và hướng giải quyết tình trạng người không và nhiều quốc tịch

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Quốc tịch là căn cứ để xác định mối quan hệ pháp lý hai chiều giữa một công dân và quốc gia, là cơ sở phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân với quốc gia mình mang quốc tịch. Vì một số lý do, một công dân có thể không mang quốc tịch của một quốc gia nào hay đồng thời có hai hay nhiều quốc tịch, điều này vừa có thuận lợi nhưng cũng gây ra một số vấn đề khó khăn cho cả hai phía công dân và quốc gia. Vậy tình trạng người không quốc tịch, người hai hay nhiều quốc tịch phát sinh bởi lý do gì, thực trạng đang diễn ra, hậu quả quả nó ra sao và hướng giải quyết tình trạng này thế nào, đó là những nội dung mà bài viết dưới đây xin được đề cập tới.

    Chương I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC TỊCH, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH, NGƯỜI HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH.
    1. Khái niệm quốc tịch :
    Quốc tịch là một khái niệm ra đời vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản. Khái niệm này xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản. Trong các xã hội khác nhau, thời kỳ lịch sử khác nhau, công dân sẽ có địa vị pháp lý khác nhau. Địa vị pháp lý đó được củng cố và hoàn thiện hơn qua từng giai đoạn phát triển của xã hội. Bởi vậy, thời điểm lịch sử thay đổi dẫn đến khái niệm về quốc tịch, pháp luật về quốc tịch thay đổi.
    Từ phương diện pháp lý hiện đại, quốc tịch là mối quan hệ pháp lý hai chiều, được xác lập giữa cá nhân với một quốc gia nhất định, có nội dung là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đó và quốc gia mà họ là công dân.[1]
    Từ khái niệm trên, quốc tịch có những đặc điểm cơ bản sau đây :
    - Quốc tịch là một chế định cơ bản của Luật hiến pháp về địa vị pháp lý của công dân, là tiền đề pháp lý bắt buộc để một cá nhân có thể được hưởng các quyền và nghĩa vụ công dân của một Nhà nước.
    - Quốc tịch thể hiện mối quan hệ có tính ổn định cao, bền vững về mặt thời gian. Mối quan hệ này không dễ dàng bị thay đổi mà chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, với những điều kiện hết sức khắt khe.
    - Mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước không bị giới hạn về mặt không gian. Khi là công dân của một Nhà nước nào, người đó phải chịu sự chi phối và tác động mọi mặt bới chính quyền Nhà nước, dù người đó ở bất kỳ nơi nào.
    Như vậy, giữa mỗi cá nhân và quốc gia đã có mối quan hệ pháp luật chặt chẽ với những đặc điểm :[SUP]2[/SUP]
    + Tất yếu được xác lập bằng những cách thức khác nhau. Đối với từng cá nhân, đây là mối quan hệ pháp luật tồn tại một cách bền vững, ổn định và ràng buộc người đó với Nhà nước mà họ là công dân về quyền và nghĩa vụ mang tính hai chiều.
    + Đối với mỗi cá nhân, quốc tịch chỉ có ý nghĩa ràng buộc họ với nhà nước mà họ là công dân.
    + Quốc tịch vùa mang tính quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh của luật trong nước. Đặc thù này của mối quan hệ quốc tịch xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa quyền con người và quyền công dân của một cá nhân khi tồn tại trong đời sống xã hội.

    2. Người hai hay nhiều quốc tịch :
    Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc mang quốc tịch của hai hay nhiều quốc gia khác nhau.[2]
    Trong thực tiễn, người mang hai quốc tịch là nguyên nhân gây ra trở ngại trong việc các nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân, đồng thời người hai quốc tịch cũng không có khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân của họ đối với hai quốc gia ma họ mang quốc tịch. Hai hay nhiều quốc tịch là tình trạng pháp lý gây khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cự, thậm chí gây phức tạp cho quan hệ hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong các vấn đề về dân cư.

    3. Người không quốc tịch :
    Đây là tình trạng pháp lý của một cá nhân không có quốc tịch của một nước nào.
    Địa vị pháp lý của người không quốc tịch bị hạn chế nhiều so với công dân nước sở tại và người có quốc tịch nước ngoài. Họ không được hưởng các quyền mà các bộ phận khác của dân cư được hưởng trên cơ sở điều ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Họ cũng không được hưởng sự bảo hộ ngoài giao của bất kỳ nước nào.

    Chương II : NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NGƯỜI KHÔNG QUÔC TỊCH, NGƯỜI HAI HAY NHIỀU QUỐC TỊCH.
    1. Nguyên nhân :

    [HR][/HR][1] và [SUP]2[/SUP] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009, tr 107.

    [2] PTS Vũ Đức Long - Bộ Tư pháp, Công ước quốc tế về hạn chế tình trạng hai hay nhiều quốc tịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...