Chuyên Đề Nguyên nhân tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên nhân tham nhũng trong các cơ quan hành chính nhà nước
    Dù có sự khác nhau trong cách lý giải về nguồn gốc tham nhũng, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, tham nhũng là một hiện tượng có tính chất phổ biến của mọi nhà nước, dưới mọi chế độ khác nhau, là căn bệnh bẩm sinh của quyền lực. Tham nhũng là nơi gặp gỡ của lòng tham và quyền lực công, khi quyền lực công không được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được một số nguyên nhân dẫn đến tham nhũng trên khía cạnh sau:
    * Nguyên nhân xuất phát từ mức sống thấp của công chức
    Thực tế cho thấy một nghịch lý, ở những nước kém phát triển, mức sống của dân cư thấp, thì nạn tham nhũng lại có biểu hiện trầm trọng hơn ở các nước phát triển. Lý giải điều này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, mức lương thấp là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến công chức tham nhũng. Bởi vì, xét cho cùng công chức cũng là con người, cũng có nhu cầu cá nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Làm việc trong bộ máy hành chính của Nhà nước cũng là hành nghề và do đó cần có thu nhập. Khi trình độ phát triển kinh tế thấp, ngân sách nhà nước quá eo hẹp, Nhà nước chỉ có thể trả mức lương cho công chức không những thấp hơn khu vực tư nhân, mà còn thấp hơn mức cho phép người công chức có cuộc sống ở mức trung bình cao của xã hội thì công chức có động cơ lợi dụng chức quyền để tìm kiếm thêm thu nhập bổ sung.
    Nếu đi cùng với mức lương thấp là kỷ luật công chức lỏng lẻo thì nạn tham nhũng càng có cơ hội phát triển. Ngay cả khi mức trừng phạt công chức tham nhũng cao, vì cuộc sống hàng ngày, nhất là các công chức gặp hoàn cảnh khó khăn, cần tiền, họ có thể đánh đổi công danh, sự nghiệp lấy đồng tiền cung cấp cho gia đình.
    Hơn nữa, với mức lương thấp, người công chức có thể còn coi việc sử dụng quyền lực để có thu nhập thêm là một "bổng lộc" cho cương vị của họ.
    Khi mức lương của công chức cao và ổn định hơn khu vực tư nhân và công chức có cuộc sống khá giả nhờ đồng lương đó, đồng thời họ lại có địa vị xã hội do công việc đem lại thì họ sẽ ngần ngại hơn khi tham nhũng vì sợ bị mất việc, mất địa vị xã hội.
    * Trình độ quản lý thấp và kỷ luật lỏng lẻo của bộ máy quản lý nhà nước
    Ở các nước có chế độ quản lý thấp, pháp luật chưa hoàn thiện thì công chức tham nhũng ít có khả năng bị phát hiện và ít bị trừng phạt nên tham nhũng có cơ hội tồn tại và phát triển. Tình trạng các cơ quan nhà nước buông lỏng kiểm tra, quan liêu, bất lực trong xử lý sai sót của công chức sẽ dẫn đến tình trạng tham nhũng trở thành "lệ", mọi người bàng quan với nạn tham nhũng, do đó nhóm người nắm quyền lực sẽ lợi dụng công vụ để mưu cầu lợi ích cho riêng họ. Thậm chí, nếu Nhà nước bất lực trong việc thực thi pháp luật, nhất là pháp luật trừng trị "quan tham" thì các nhóm lợi ích này sẽ thiết lập mạng lưới thực hiện hành vi tham nhũng một cách hệ thống và có tổ chức nhằm lũng đoạn xã hội. Thông qua sự dọa nạt đi đôi với hối lộ nhóm lợi ích này sẽ bao vây, phong tỏa công chức, buộc công chức phải làm việc cho họ.
    Ngoài ra, nếu kỷ luật trong cơ quan nhà nước lỏng lẻo, công chức, do không sợ bị trừng phạt, dễ đồng lòng cùng kẻ hối lộ khiến tham nhũng nảy sinh.
    * Quá trình chuyển đổi cơ chế, sự tồn tại và đan xen không rõ ràng giữa cái mới và cái cũ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tham nhũng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...