Tài liệu Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở liên xô và đông âu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG, SỤP ĐỔ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU


    Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đi vào thời kì khủng hoảng. Từ tháng 4/1989 đến tháng 9/1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô lần lượt sụp đổ, tạo nên “cơn chấn động” chính trị lớn nhất trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Vấn đề đặt ra là vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa lại bị thất bại ở Liên Xô và Đông Âu? Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiện tượng lịch sử này, đưa ra nhiều nguyên nhân cả sâu xa và trực tiếp, cả bên trong và bên ngoài để cắt nghĩa, lí giải về sự khủng hoảng và sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu

    Với chúng tôi, khi nghiên cứu đề tài “Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu”, chúng tôi xin đưa ra những nguyên nhân về sự khủng hoảng và sụp đổ ấy như sau:

    1. Nguyên nhân khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu

    Bước vào thập niên 70 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến động, báo hiệu cuộc khủng hoảng chung mang tính toàn cầu (không trừ một quốc gia nào).

    Mở đầu là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về năng lượng dầu mỏ năm 1973, chứng tỏ sự khan hiếm và thiếu hụt của nguồn năng lượng dầu mỏ, dẫn tới giá cả tăng cao, kéo theo là hàng loạt các cuộc khủng hoảng khác về kinh tế, tài chính và chính trị, đặt ra cho toàn nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết (sự bùng nổ dân số, hiểm họa môi trường, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt; sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển theo xu thế quốc tế hóa ) để thích nghi về kinh tế, chính trị và xã hội.

    Những biến động này đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành những cải cách điều chỉnh về cơ cấu kinh tế, chính trị - xã hội cho phù hợp với tình hình mới.

    Đây là sự thách thức và cũng là một cơ hội để vươn lên của mỗi quốc gia, nhưng những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và Đông Âu lại không nhận thức đầy đủ những thách thức đó, chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng chung toàn thế giới nên chậm thích ứng, chậm sửa đổi và đã bỏ lỡ cơ hội này. Trước hết, là do quan niệm giản đơn, phiến diện quy luật về mối quan hệ giữa sản xuất và lực lượng sản xuất; cho rằng, có thể dùng ý chí cách mạng để xây dựng nhanh quan hệ sản xuất tiên tiến trên cái nền lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém và lạc hậu, và cho rằng, quan hệ sản xuất tiên tiến tự nó mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng mãi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ. Các nhà lãnh đạo Đông Âu thì cho rằng chủ nghĩa xã hội là ưu việt và bản thân họ chẳng có gì sai mà sửa chữa. Song khi thay đổi lại xa rời nguyên lí Mác – Lênin.

    Sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới năm 1973, các nước tư bản chủ nghĩa đã ngồi họp lại với nhau và nhận thấy một điều rằng: sự phát triển của họ không còn phù hợp, cần phải tự điều chỉnh và thích nghi hơn với tình hình mới. Vì thế, họ đã nhanh chóng tiến hành nhiều cải cách, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chính trị, xã hội, hình thức quản lí, đi sâu vào khoa học – kĩ thuật, đổi mới công nghệ, nên đã vượt qua được khủng hoảng và tiếp tục đi lên.

    Thế giới đang chứng kiến những đổi thay kì diệu do cuộc cách mạng khoa học – công nghệ mang lại. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật thế giới hay còn gọi là cách mạng công nghệ bước sang giai đoạn mới, phát triển theo chiều sâu, đã đạt được những thành tựu kì diệu, có vị trí và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử nhân loại: Một là, làm thay đổi các nhân tố sản xuất, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của sản xuất và tăng năng suất lao động, mở rộng lĩnh vực hoạt động của con người, sáng tạo công cụ và kĩ thuật sản xuất mới, cải tiến việc sản xuất và quản lí lao động, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hai là, loài người chuyển sang một nền văn minh mới với nhiều tên gọi; ba là, kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ, xu thế toàn cầu hóa – khu vực hóa đang từng bước phát triển – thế giới như thu nhỏ lại, mọi sự liên lạc, gặp gỡ có thể diễn ra hết sức nhanh chóng; bốn là, những mặt trái của khoa học – kĩ thuật mà con người chưa thể khắc phục được như tình trạng ô nhiễm môi trường trên Trái đất cũng như trong vũ trụ, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới và nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

    Trong tình hình mới, mô hình và cơ chế kinh tế cũ của chủ nghĩa xã hội vốn đã tồn tại nhiều khuyết tật (phát triển kinh tế theo chiều rộng với hiệu quả thấp và thiếu sức sống, phủ nhận quy luật khách quan về kinh tế), đã cản trở sự phát triển mọi mặt của xã hội. Sau khi V.I.Lênin qua đời ở Liên Xô, chính sách kinh tế mới không được tiếp tục thực hiện mà chuyển sang kế hoạch hóa tập trung cao độ. Thời gian đầu, kế hoạch hóa tập trung đã phát huy tác dụng mạnh mẽ, song đã biến dạng thành kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Sau chiến tranh thế giới lần 2, Liên Xô vẫn tiếp tục duy trì mô hình này. Trong mô hình này đã tuyệt đối hóa, từ bỏ hay gần như từ bỏ một cách chủ quan duy ý chí nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, thực hiện bao cấp tràn lan, triệt tiêu tính chủ động, sáng tạo của người lao động.

    Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác là các nhà lãnh đạo của Liên Xô và Đông Âu đã đánh giá quá cao chủ nghĩa xã hội hiện thực và đánh giá quá thấp chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc; chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong việc hoạch định các bước đi của tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (như quan điểm của Liên Xô về “chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn thắng lợi”, “xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”, “chủ nghĩa xã hội phát triển” .), không thấy hết tính chất lâu dài, quanh co, phức tạp của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
    Những sai lầm chủ quan nghiêm trọng kéo dài trên cản trở sự cải tổ, cải cách, đổi mới đúng đắn là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm khuyết tật do bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, mà do quan niệm giáo điều về chủ nghĩa xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...