Chuyên Đề Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam và những giải pháp cần thiết.

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp
    Trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam tuy đã có những dấu hiệu khả quan nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Hàng hoá trên thị trường chủ yếu là TPCP, trong khi TPDN mới là yếu tố quyết định tính sôi động của thị trường này nhưng TPDN phát hành vẫn còn rất hạn chế. Thị trường TPDN quanh đi quẩn lại cũng chỉ có: Vinashin, TCT Thép VN, TCT Điện Lực VN Thị trường TPCQĐP cũng chỉ có 3 địa phương phát hành: TP.HCM, Hà Nội và Đồng Nai.
    Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển. Các Ngân hàng, quỹ đầu tư chủ yếu đầu tư vào các trái phiếu Chính phủ, trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Nhà nước (VCB, ICB, MHB, BIDV), công trái, trái phiếu đô thị, trái phiếu do BTC phát hành và trái phiếu của một số doanh nghiệp có uy tín (Công ty Tài chính Dầu khí, Tập Đoàn Điện Lực VN, Công ty Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp.HCM, Tổng Công ty Sông Đà). Các Quỹ đầu tư có danh tiếng trên thị trường Việt Nam cũng quan tâm đến trái phiếu nhưng mức độ đầu tư còn khá thấp. Các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức khác chủ yếu đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu chuyển đổi của các Công ty, của các Ngân hàng lớn có danh tiếng do kỳ vọng được chuyển đổi thành cổ phiếu trong tương lai.
    Số lượng các thành viên tham gia đấu thầu qua TTCK còn hạn chế, số lượng thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu càng ít thì số lượng thành viên tham gia đấu thầu càng hạn chế và lãi suất đặt thầu càng ít mang tính đại diện cho thị trường. Từ năm 2002 trở về trước chỉ giới hạn ở các thành viên đấu thầu trong nước và số lượng thành viên cũng không nhiều, đến năm 2003 mới chỉ có 2 thành viên nước ngoài bắt đầu tham gia.
    Tính thanh khoản của các loại trái phiếu này vẫn còn thấp. Thị trường TPCP thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng tạo tính thanh khoản cho trái phiếu như: các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. TPCP phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ TPCP trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu. Đây là nguyên nhân làm cho thị trường thứ cấp kém phát triển, do khan hiếm hàng hóa. Khi mà thị trường thứ cấp hình thành nhưng hoạt động kém hiệu quả thì tất yếu sẽ không tạo được sự phát triển của thị trường sơ cấp phát hành trái phiếu.
    Phí giao dịch cao cũng làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu. Theo quy định, việc giao dịch TPCP phải thông qua các CTCK- là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch TPCP 100 tỉ đồng được hoàn tất thì nhà đầu tư phải mất một khoản phí cả 100 triệu đồng, mà thông thường những giao dịch mua bán TPCP là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường TPCP của Việt Nam không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch.
    2. Thiếu tổ chức định mức tín nhiệm (ĐMTN) chuyên nghiệp
    Công ty định mức tín nhiệm (CRA) rất quan trọng đối với sự phát triển thị trường vốn của mọi nền kinh tế. Công ty định mức tín nhiệm là loại hình phù hợp nhất cho thị trường vốn Việt Nam và cũng phù hợp nhất với các nước phát triển. Đối tượng đánh giá của công ty định mức là các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, định chế tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, có niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra công chúng, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp lớn của nhà nước. Công ty định mức tín nhiệm cũng đánh giá cả Chính phủ, các địa phương, các bộ trong việc phát hành trái phiếu dài hạn. Ở Việt Nam, khái niệm ĐMTN còn rất mới mẻ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...