Luận Văn Nguyên lý vê mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Nguyên lý vê mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận, sự vận dụng của Đảng CSVN. Liên hệ công tác CA.
    a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận
    Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
    Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại trong mối quan hệ phổ biến. Liên hệ là khách quan, phổ biến, đa dạng, phong phú, muôn vẻ.
    - Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa sự vật và hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một hiện tượng trong thế giới.
    - Mọi mối liên hệ của các sự vật và hiện tượng là khách quan, là vốn có của chúng. Mối liên hệ là phổ biến, hiện thực, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, thể hiện tính khách quan, tính thống nhất của thế giới vật chất.
    - Mối liên hệ không chỉ mang tính khách quan, mà còn mang tính phổ biến bởi vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng ở tất cả lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy. Tồn tại ở mọi thời điểm trong qua khứ hiện tại và cả trong tương lai.
    Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật hiện tượng nó thể hiện tính thống nhất vật chất của thế giới trong quá trình tự nhiên cũng như trong xã hội loài người. Do mối liên hệ là phổ biến, nên có tính đa dạng phong phú, các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất là đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, vì thế khi nghiên cứu các sự vật hiện tượng cần phải phân loại mối liên hệ một cách cụ thể. Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò của các mối liên hệ, chúng ta có thể phân chia ra thành một số loại mối liên hệ như: mối liên hệ bên trong và bên ngoài; mối liên hệ của bản chất và không bản chất; mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp; mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên.
    - Sự phân loại các mối liên hệ cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyên hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quát của mối liên hệ hoạc do kết quả của sự vận động và phát triển của chính các sự vật, hiện tượng. Các mối liên hệ có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng.
    Ý nghĩa phương pháp luận.
    - Nếu trong thế giới khách quan mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong mối liên hệ biện chứng phổ biến, đa dạng thì muốn phản ánh và nhận thức đúng về sự vật để hành động có hiệu quả. Chúng ta phải có quan điểm toàn diện, tránh lối xem xét phiến diện một chiều để không đi đến những kết luận sai lầm.
    - Quan điểm toàn diện có ý nghĩa khi xem xét sự vật phải nghiên cứu tất cả mối liên hệ sự tác động qua lại của sự vật ấy với sự vật khác của các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật đó phải đặt nó trong những điều kiện không gian và thế giới nhất định, phải nghiên cứu quá trình vận động của nó trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai.
    - Quan điểm toàn diện không có nghĩa là cầu toàn mà phải xem cụ thể theo từng loại mối liên hệ để có nhận thức và có tác động khác nhau của các mặt, các yếu tố. Do đó ngoài quan điểm toàn diện phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm lịch sử cụ thể là phải biết được cách giải quyết những vấn đề có tính chất trọng tâm trọng điểm, những vấn đề phải nổi lên hàng đầu trong từng lúc, từng giai đoạn. Muốn vậy, phải học tập để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức.
    Với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo được sự vật, chúng ta phải bằng hoạt động thực tiễn của mình, biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật cũng như những mối liên hệ qua lại giữa sự vật đó với những sự vật khác. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng.

    Vận dụng của Đảng CSVN
    Đảng ta chủ trương: đổi mới toàn diện, đồng bộ có nguyên tắc và có bước đi vững chắc đó là mệnh lệnh của cuộc sống là quá trình không thể đảo ngược. Phương hướng đổi mới của Đảng ta là tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lĩnh vực khác.
    Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, khi khẳng định tính toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đảng CSVN cũng đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị, Đảng ta cũng xem xét đổi mới kinh tế là trọng tâm.
    Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, Đảng CSVN xác định: đổi mới toàn diện,mọi mặt đời sống XH trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.Theo từng bước đổi mới kinh tế chúng ta thận trọng từng bước đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính nhưng không thay đổi mục tiêu chính trị mà đổi mới nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng CS.
    Tại Đại hội Đảng lầ thứ VIII, Đảng CSVN đã khẳng định:” Xét trên tổng thể Đảng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối đối nội và đối ngoại, không có sự đối nội đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Song Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế- XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo điều kiện để đổi mới các mặt khác của đời sống XH”./.
    D. Liên hệ công tác công an:
    - Đối với người công an nhân dân, việc nắm vững và vận dụng nguyên lý này là hết sức quan trọng trong quá trình công tác và cuộc sống hàng ngày.
    - Nắm vững nguyên tắc này sẽ giúp cho người cand hiểu được các sự vật hiện tượng một cách đầy đủ, chính xác và khách quan để vận dụng vào công tác nghiệp vụ đạt được kết quả đúng đắn nhất.
    - Bản thân tôi là một chiến sĩ cho nên việc vận dụng nguyên lý này là rất cần thiết đối với tôi.
    - Ví dụ: khi tôi gặp một vụ án là điều tra, làm rõ một vụ trộm tài sản và có đối tượng khả nghi.
    Khi nắm được nguyên lý này se giúp tôi không vội vàng để dẫn đến sai lầm. Mà tôi sẽ điếu tra trên các manh mối, hiện tượng trong mối mối quan hệ tổng thể liên quan đến vụ án để có thể tìm ra tội phạm.
    - Đó là một đơn cử rất nhỏ trong công tác của người cand. Vận dụng nguyên lý này sẽ giúp cho người cand hoàn thành được nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính chính xac, khoa học và hiệu quả trong công tác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.

    b. Nguyên lý về sự phát triển, ý nghĩa PP luận và vận dụng
    Cùng với nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật sẽ giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật, làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.
    - Phát triển là một phạm trù triết học khái quát hoá quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có vận động và không có vận động thì không thể có sự phát triển của các sự vật và hiện tượng.
    Cần phải phân biệt khái niệm vận động với khái niệm phát triển. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung bao gồm cả biến đổi theo chiều hướng tiến lên, biến đổi vòng tròn, biến đổi thụt lùi tan rã, tức là sự biến đổi không phụ thuộc vào tính chất, khuynh hướng hay kết quả của nó.
    Nội dung nguyên lý về sự phát triển được thể hiện:
    - Phát triển là thuộc tính vốn có của mọi sự vật hiện tượng, là khuynh hướng chung của thế giới.
    Tính chất của sự phát triển là tiến lên trình độ cao hơn, nó phủ định cái cũ nhưng có kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ trên cơ sở cái mới hoàn thiện hơn.
    Đặc trưng của sự phát triển là xuất hiện cái mới. Cái mới ra đời trong đấu tranh cho nên sự phát triển thường diễn ra quanh co phức tạp, phải trải qua những khâu trung gian. Cái mới xuất hiện không xuôi chiều thẳng tắp, có lúc có sự thụt lùi tạm thời.
    Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật. Nguồn gốc của sự phát triển là do đấu tranh của mới đối lập trong bản thân sự vật. Cách thức của sự phát triển là do lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại.
    Quan điểm biện chứng và siêu hình về sự phát triển có sự khác nhau về căn bản.
    Quan điểm siêu hình nói chung là phủ định sự phát triển vì học thường tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng. Sau này khi khoa học đã chứng minh sự vận động và phát triển của sự vật buộc họ phải nói đến sự phát triển, song đối với họ sự phát triển chỉ là tăng hay giảm về lượng, không có sự thay đổi về chất và nguồn gốc của vận động và phát triển là ở bên ngoài sự vật, hiện tượng.
    Sự phát triển là hiện tượng diễn ra không ngừng trong tự nhiên, XH và tư duy. Xét trong phạm vi hẹp và ở trong trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, đi xuống, vòng tròn, nhưng xét trong tổng thể không gian rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh hường chủ đạo. Khái quát tình hình đó triết học Mác-Lênin đã khẳng định: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vận động của các sự vật , hiện tượng.
    Ý nghĩa phương pháp luận:
    Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta khẳng định lập trường duy vật. Thừa nhận phát triển là khuynh hướng vốn có của các sự vật hiện tượng.
    Nếu khuynh hướng chung của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan là vận động đi lên thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm khi xem xét, nghiên cứu các sự vật.
    Quan điểm phát triển đòi hỏi khi phân tích sự vật đặt nó trong sự vận động đi lên, phát hiện được xu hướng biến đổi và chuyển hoá của chúng. Phải có nhận thức nhanh để sớm phát hiện ra cái mới ủng hộ cái mới, bảo vệ và tạo điều kiện cho cái mới ra đời. Phải tìm nguồn gốc của sự biến đổi và phát triển trong bản thân sự vật.
    Quan điểm biện chứng về sự phát triển trang bị cho chúng ta tinh thần lạc quan các mặt, khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, lối nhìn sự vật một cách tĩnh tại không phát triển. Vận dụng quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận của họat động thực tiễn nhằm thúc đẩy sự vật phát triển theo quy luật vốn có của nó đỏi hỏi chúng ta phải phát hiện ra mâu thuẫn và tổ chức để các mâu thuẫn đó được giải quyết.
    - Cần đấu tranh khắc phục và chống lại mọi biểu hiện của trì trệ, bảo thủ, không dám đổi mới để phát triển; đồng thời phải chống lại thái độ nóng vội, chủ quan muốn đốt cháy giai đoạn

    Vận dụng nguyên lý về sự phát triển
    Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn của sự vật và bằng hoạt động thực tiễn mà giải quyết mâu thuẫn, phải thấy được sự phát triển là quá trình khó khăn, phức tạp. Do đó vận dụng quan điểm về sự phát triển vào thực tiễn xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay, trong điều kiện CNXH đã thoái trào và sụp đổ; CNĐQ và các thế lực thù địch không ngừng chống phá các nước XHCN còn lại thì quan điểm của Đảng CSVN là kiên quyết chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, bệnh giáo điều, định kiến và nhận định: Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử.

    D. Liên hệ công tác công an:
    - Đối với người công an nhân dân, việc nắm vững và vận dụng nguyên lý này là hết sức quan trọng trong quá trình công tác và cuộc sống hàng ngày.
    - Nắm vững nguyên tắc này sẽ giúp cho người cand hiểu được quá trình phát triển tất yếu của cmvn để có hướng phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành người cand vì nước phục vụ cho sự nghiệp cnh – hdh đất nước.
    - Bản thân tôi là một chiến sĩ cho nên việc vận dụng nguyên lý này là rất cần thiết đối với tôi để không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn để hoang thành tốt nhiệm vụ được giao.
    - Ví dụ: Hiện nay các thê lực thù địch đang tìm mọi cách , mua chuộc và làm nhũng nhiếu trong công an. Nhưng tôi luôn nhận thức được con đường cách mạng của đảng và nhân dân ta là cong đường đúng đắn nhất, cách mạng nhất. Do đó phải kiên định với lập trường cách mạng xhcn, chống lại các tư tưởng phản cách mạng. Luôn luôn tin theo con đường cách mạng của đân tộc. Từ đó có hướng phấn đấu để trở thành người cand phục cho sn cm của dt.
    - Nước ta đang hội nhập mạnh mẽ với quốc tế, thời cơ là rất nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ vì thế việc nắm vững và vận dụng nguyên lý này có ý nghĩa sống còn với sn cm. Nắm được con đường pt tất yếu của dân tộc sẽ

    . Vận dụng nguyên lý này sẽ giúp cho người cand hoàn thành được nhiệm vụ của mình, đảm bảo tính chính xac, khoa học và hiệu quả trong công tác để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...