Chuyên Đề Nguyên Lý Thiết Kế Nhà Ở

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
    KHOA KIẾN TRÚC



    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
    1.1. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở 3
    1.1.1. Kiến trúc nhà ở thời xã hội nguyên thuỷ 3
    1.1.2. Kiến trúc nhà ở thời kỳ chiếm hữu nô lệ 5
    1.1.3. Kiến trúc nhà ở giai đoạn xã hội phong kiến 7
    1.1.4. Nhà ở thời tư bản chủ nghĩa 8
    1.1.5. Nhà ở giai đoạn xã hội tư bản phát triển cao 9
    1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở 10
    1.2.1 Yếu tố tự nhiên 10
    1.2.2 Yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá lối sống ở Việt nam 11
    1.2.3. Điều kiện kỹ thuật 17
    1.2.4 Yếu tố quy hoạch và đô thị hoá 19
    CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở
    2.1. Hệ thống không gian nhà ở (không gian khu ở) 21
    2.1.1. Không gian cá thể 21
    2.1.2. Không gian giao tiếp 21
    2.1.3. Không gian công cộng 21
    2.2. Không gian ở cơ bản trong căn hộ 21
    2.2.1. Định nghĩa căn hộ 21
    2.2.2. Thành phần và cơ cấu căn hộ 23
    2.3. Phân khu chức năng trong căn hộ 37
    2.3.1. Phân khu công năng trong căn hộ (dây chuyền) 37
    2.3.2. Phân khu chức năng giao thông 39
    2.3.3 Diện tích các loại căn hộ điển hình 39
    CHƯƠNG 3: CÁC LOẠI NHÀ Ở
    3.1. Phân loại nhà ở theo yêu cầu quy hoạch 41
    3.1.1. Nhà ở đô thị 41
    3.1.2. Nhà ở nông thôn 41
    3.2. Phân loại theo chức năng sử dụng 44
    3.2.1. Nhà ở kiểu biệt thự 44
    3.2.2 Nhà ở liên kế (nhà khối ghép) 56
    3.2.3 Nhà ở ghép hộ 62
    3.2.4 Nhà ở kiểu khách sạn 65
    3.2.5 Nhà ở ký túc xá 65
    3.2.6 Nhà ở nhiều căn hộ (nhà chung cư) 66
    3.3 Phân loại dựa trên độ cao 78
    3.3.1. Nhà ở thấp tầng 78
    3.3.2 Nhà ở có số tầng trung bình 79
    3.3.3 Nhà ở cao tầng 79
    3.3.4 Nhà ở nhiều tầng (nhà chọc trời) 79
    3.4 Phân loại dựa vào đối tượng phục vụ và ý nghĩa xã hội của nó 79
    3.4.1 Nhà ở kiểu sang trọng tiêu chuẩn cao 79
    3.4.2 Nhà ở cho người có thu nhập cao 79
    3.4.3 Nhà ở dành cho người thu nhập khá, trung bình 79
    3.4.4 Nhà ở cho người có thu nhập thấp, nghèo khổ 79
    CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở
    4.1. Chức năng của căn hộ hiện đại 80
    4.1.1 Khái niệm chung 80
    4.1.2 Các chức năng của căn hộ 80
    4.2. Các yêu cầu tâm lý, sinh học của không gian ở 81
    4.2.1 Các yêu cầu khi thiết kế phù hợp với tâm sinh lý của con người 81
    4.2.2 Các chỉ tiêu về điều kiện môi trường đáp ứng nhu cầu của con người 82
    4.3. Nội dung yêu cầu công năng và giải pháp không gian nội thất căn hộ 83
    4.3.1. Yêu cầu chung của nhà hiện đại. 83
    4.3.2 Các giải pháp tổ hợp không gian nội thất căn nhà ở hiện đại 86
    4.4 Yêu cầu về giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thẩm mỹ đối với nhà ở 87
    4.4.1 Các yêu cầu về giải pháp kiến trúc và kết cấu 87
    4.4.2 Cầu thang trong chung cư nhiều tầng 87
    4.4.3 Thẩm mỹ trong kiến trúc nhà ở 88
    CHƯƠNG 5: NHỮNG XU HƯỚNG VÀ KINH NGHIỆM TRONG THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở
    5.1. Các xu hướng và giải pháp nâng cao tiện nghi và chất lượng nhà ở 90
    5.1.2 Tính linh hoạt trong thiết kế và khai thác không gian ở 90
    5.1.1 Các giải pháp tạo vi khí hậu thuận tiện trong nhà ở 90
    5.2 Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 90
    5.2.1 Kinh nghiệm về tổ chức chung cư cao tầng ở các nước Đông nam á 90
    5.2.2 Xu thế phát triển kiến trúc chung cư nhiều tầng và cao tầng trên thế giới 98
    5.2.3 Nhà chọc trời hướng tới lý thuyết thiết kế đô thị theo chiều hướng đứng ở châu Á 98
    5.2.4 Một số bài học cần rút ra và kinh nghiệm cần hướng tới trong tương lai 98
    5.2.5 Xu hướng phát triển của nhà khối ghép 99
    Mục lục 104
    Tài liệu tham khảo 106


    LỜI NÓI ĐẦU

    Có thể nói kiến trúc nhà ở có ý nghĩa rất lớn trong quốc kế dân sinh, nó luôn là tâm điểm của những vấn đề xã hội, bất luận ở không gian hay thời gian nào. Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người. Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên hoang dã như nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng .đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái phục sức lao động, sinh con đẻ cái để bảo vệ nòi giống, sau cùng còn có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển.
    Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng những thành tựu của khoa học kỹ thuật do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của văn minh đô thị. Nhà ở từ một đơn vị “kinh tế - hưởng thụ” vẫn còn đang tiến hoá dần để đến xã hội tương lai trở thành một đơn vị “tổ ấm - sáng tạo” của con người trong xã hội công nghệ thông tin, sinh học hiện đại.
    Nhà ở - tổ ấm gia đình ngày nay, thực sự là một phúc lợi lớn của con người do xã hội văn minh đem lại. Tại nhà ở, con người cần có những phòng ốc, những không gian để thoả mãn mọi nhu cầu ngày càng cao của con người về thể chất, tinh thần và trí tuệ; tiến tới nhà ở sẽ có những thư viện gia đình, xưởng sáng tác hay nghiên cứu và những tiện nghi phục vụ chất lượng sống cao cấp. Nhà ở là một nhu cầu hạnh phúc đời sống chính đáng, quan trọng của tất cả mọi người trên hành tinh này. Một xã hội tiến bộ là một xã hội phải biết chăm lo và tạo điều kiện để con người và gia đình mưu cầu được một chỗ ở ổn định để thoả mãn nguyện vọng chính đáng “an cư lạc nghiệp” này. Kiến trúc nhà ở từ lâu đã là mối quan tâm lớn của kiến trúc sư nhiều thế hệ . Những kiến trúc sư bậc thầy của thế giới không ai là không quan tâm và có những kiến nghị đóng góp cho sự phát triển của kiến trúc nhà ở. Mới nhìn vào kiến trúc nhà ở tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra chúng lại hết sức phức tạp bởi vì nó có mối liên quan mật thiết đến sở thích, lối sống của từng con người và từng gia đình. Trong xã hội có bao nhiêu con người là có bấy nhiêu tính cách, bao nhiêu gia đình thì có ngần ấy nguyện vọng, sở thích về hình mẫu tổ ấm gia đình.
    Người Việt nam và người Phương Đông đã có quan niệm “có an cư mới lập nghiệp” nên nhà ở có yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Nhà ở góp phần quan trọng trong xây dựng cuộc sống gia đình và xã hội. Dưới một mái nhà làm cho người khoẻ mạnh, bình yên, làm việc, lao động, học tập hăng say và có kết quả, kinh tế gia đình phát triển, giáo dục con cái thành đạt, giữ được truyền thống văn hoá tốt đẹp, lành mạnh, xây dựng được nếp sống văn hoá văn minh, đoàn kết hữu ái với cộng đồng.
    Môn Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở cung cấp những kiến thức cơ bản về nhà ở và giúp cho việc học đồ án thiết kế công trình nhà ở của đối tượng là sinh viên năm thứ hai. Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở là kiến thức tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề của việc lý luận và đưa ra các cơ sở cho thiết kế các thể loại công trình nhà ở. Giáo trình “ Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở ” được soạn thảo dựa trên cơ sở các cuốn sách của các tác giả đã được xuất bản và đã áp dụng giảng dạy trong ngành kiến trúc công trình dân dụng như PGS.TS. Nguyễn Đức Thiềm; KTS Lương Anh Dũng; Tiêu chuẩn về nhà ở của Bộ xây dựng, Nội dụng giáo trình này dựa trên cơ sở đề cương giảng dạy cho sinh viên kiến trúc của các trường đào tạo kiến trúc sư trong cả nước. các kiến thức được tổng hợp, và phát triển những nội dung để đảm bảo tính cơ bản, hiện đại và phù hợp với điều kiện ở Việt nam. Các nội dung về tổ chức các không gian trong các loại nhà ở, các thành tựu trong việc xây dựng nhà ở hiện đại, cũng như đề cập đến các vấn đề về phong tục tập quán lối sống truyền thống của người Việt nam. Các số liệu mới đã được nghiên cứu thực tế được đưa vào cho phù hợp với điều kiện ở mới của Việt nam và đáp ứng kiến thức mới cho người học. Vì vậy giáo trình này là một tài liệu cơ bản có tính nguyên lí thiết kế công trình nhà ở, nhằm để các cán bộ giảng dạy tham khảo và là giáo trình để giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kiến trúc công trình.
    Tôi hy vọng, tài liệu này sẽ mang lại cho cán bộ và sinh viên thuộc chuyên ngành kiến trúc những kiến thức thiết thực và cung cấp phần lớn kiến thức cơ bản về lĩnh vực nhà ở. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các đồng nghiệp để cho giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn.
    Xin chân thành cảm ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...