Tài liệu Nguyên lý? Nguyên tắc? Mối quan hệ giữa chúng. Anh/Chị hãy nêu những yêu cầu phương pháp luận và phâ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    8.1. Nguyên lý là gì?

    - Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một học thuyết (lý luận) mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh.

    - Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của con người. Nó vừa là cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đoán) và cải tạo thế giới.

    - Có hai loại nguyên lý: nguyên lý của khoa học (công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) và nguyên lý của triết học. Phép biện chứng duy vật có hai nguyên lý cơ bản. Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

    8.2. Nguyên tắc là gì?

    - Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích đề ra một cách tối ưu.

    8.3. Mối liên hệ giữa nguyên lý và nguyên tắc

    - Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng. Nghĩa là cơ sở lý luận của các nguyên tắc là các nguyên lý: cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện và nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển

    8.4. Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển

    ã Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:

    - Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;

    - Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát triển (bản chất) của sự vật.

    ã Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:

    - Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng tồn tại của sự vật để nhận định đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó;


    - Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng tồn tại của sự vật nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho chúng ta.

    8.5. Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển

    Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nội dung nguyên lý về sự phát triển.

    ã Sự vận động và sự phát triển

    - Vận động là thuộc tính cố hữu, là phương thức tồn tại của vật chất; vận động được hiểu như sự thay đổi nói chung. “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”.

    - Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu – tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; còn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...