Luận Văn Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên lý mối liên hệ phổ biến


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay theo điều tra của liên hiệp quốc về thu nhập bình quân theo đầu người thì bình quân thu nhập theo đầu người ở nước ta khoảng 200 USD/người, là môt trong 12 nước có thu nhập thấp nhất thế giới. Do vậy một vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là nâng cao mức thu nhập cho người dân, nhằm cải thiện đời sống của nhân dân theo chiều hướng tốt lên. Đồng thời nâng vị trí của nước ta cao lên trên thị trường thế giới tạo ra một bộ mặt mới. Yếu tố quyết định đến mức thu nhập của người dân là nền kinh tế của đất nước. Chính vì vậy chúng ta cần phải xây dựng một nền kinh tế mới. Qua sự nghiên cứu của Đảng và Nhà nước cùng với lý tưởng của Hồ Chí Minh, thì nền kinh tế độc lập tự chủ hoà nhập với quốc tế là nền kinh tế phù hợp với hoàn cảnh nước ta nhất. Để xây dựng nền kinh tế đó từ đại hội lần thứ VI của Đảng chúng ta đã kiên quyết xoá bỏ nền kinh tế cũ xác định lại sai lầm và xây dựng kế hoạch kinh tế mới, đó là một nhiệm vụ quan trọng. Nền kinh tế đó có ưu điểm là nhờ sự trợ giúp của các nước bè bạn. Chúng ta sẽ tận dụng triệt để nguồn tài nguyên sẵn có, nguồn nhân lực dồi dào và tiếp thu được phương thức quản lý cũng như nền khoa học của thế giới. Trong điều kiện ngày nay nền kinh tế nước ta đang phát triển rất trì trệ so với thế giới. Chúng ta cần phải hội nhập hoà đồng để cùng phát triển. Vì nền kinh tế thế giới hiện nay nhìn chung là rất phát triển. Từ đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định: "Tất cả những gì đã làm được và chưa làm được của Đảng đã chứng tỏ sự chưa ngang tầm với nhiệm vụ đề ra".Trong văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX của Đảng xác định đường lối phát triển kinh tế tiếp đó là phát triển theo công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN )
    Dưới góc độ triết học xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ là đưa nền kinh tế của nước ta sang một cơ chế phù hợp với quy luật của lịch sử và điều kiện của Đất nước ta để theo kịp sự phát triển của thời đại. Còn hội nhập đó là một yêu cầu tất yếu đối với bất cứ một nền kinh tế nào.
    Trước sự phát triển của thế giới và bước đầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta đã thấy được kết quả bước đầu. Điều đó cho thấy trong thời đại ngày nay không một dân tộc nào một đất nước nào có thể phát triển độc lập được. Sự hợp tác nhiều mặt nhiều chiều tuỳ thuộc lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng cả hai bên cùng có lợi đã trở thành một xu thế tất yếu của xã hội ngày nay.

















    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I. NỘI DUNG CỦA NGUYÊN LÝ LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
    1.1. Đây là một nguyên lý lớn nhất trong lịch sử và là cơ sở cho việc xây dựng các nguyên lý khác.
    Trong chủ nghĩa duy tâm của các nhà khoa học trước Mác, khi nghiên cứu về hai phạm trù sự vật và hiện tượng đã kết luận rằng: sự vật và hiện tượng rời rạc, không liên quan đến nhau khi mà trình độ của khoa học tự nhiên còn bị hạn chế ở phương pháp sưu tập tài liệu nghiên cứu tách rời từng bộ phận riêng rẽ. Quan niệm trên đã dẫn đến sai lâmf về thế gioiứ quan triết học, dựng lên ranh giới giả tạo giữa sự vật và hiện tượng. Phương pháp này chưa phát hiện ra cái bản chất chung của quy luật vận động và sự phát triển của các sự ạt và hiện tượng trong thế giới.
    Khi Mác nghiên cứu về phạm trù này trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng. Trong kho tàng lý luận của nhân loại cùng với những khái quát mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Phép biện chứng duy vật (BCDV) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng.
    Khái niệm liên hệ là sự giàng buộc lẫn nhau, trong phép biện chứng mối liên hệ nghĩa là biện chứng đó là một sự giàng buộc không thể tách dời nhau. Đồng thời còn là sự tác động và làm thay đổi lẫn nhau của các sự vật và hiện tượng. Vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình bằng vận động điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta trong hoạt động thực tiễn của nền kinh tế.
    Ví dụ: Mối liên hệ giữa cung và cầu được biểu hiện ở sự vận động của giá cả, khi giá cả cao thì cung nhở hơn cầu và ngược lại.
    Mối liên hệ này diễn ra ở tất cả các sự vật và hiện tượng. Trong khoa học tự nhiên giữa động vật và thực vật. Trong đời sống hàng ngày mói liên hệ giữa cá nhân và tập đoàn .
    Mối liên hệ phổ biến theo quan điểm hiện đại là mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên xã hội và tư duy). Dù phong phú đa dạng đến đâu cùng tồn tại trong một mối liên hệ với sự vật khác, không có sự vật - hiện tượng nào tồn tại cô lập riêng biệt được mà phải trong mối liên hệ giàng buộc với sự vật khác.
    Ví dụ: Nền kinh tế của các vùng ở nước ta muốn tồn tại va phát triển được thì phải trao đổi sản phẩm với vùng khác. Nấu không trao đổi thì không có các điều kiện để phát triển như giống, lương thực.
    1.2. Ý nghĩa của nguyên lý trong mối liên hệ giữa nền kinh tế của nước ta với thế giới
    Muốn nhận thức một sự vật nào đó phải xét nó trong mối liên hệ với sự vật khác để chúng ta nắm bắt được bản chất của sự vật.
    Trước đây, trong giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện bản chất xã hội nửa thuộc địa và nửa phong kiến và Đảng ta đã chỉ ra hai mâu thuẫn cơ bản mà cách mạng phải giải quyết: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, đó là mâu thuẫn cơ bản cần tập trung lực lượng để giải quyết và mâu thuẫn chính ngay trong nhân dân ta, giữa nhân dân lao động và địa chủ phong kiến. Nhờ cuộc cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã thắng lợi hoàn toàn. Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện đồng bộ, phải tập trung đúgn then chốt để tập trung sức giải quyết, làm cơ sở cho đổi mới các khâu khác. Vì vậy Đảng ta xác định đổi mới kinh tế trước coi đó là điều kiện để tiến hành thuận lợi đổi mới các lĩnh vực khác, đặc biệt là chính trị. Trong bối cảnh quốc tế ngày nay gần đây nhiều nước XHCN lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng một số nước tư bản lại phát triển về lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó lối xem xét phiến diện một chiều sẽ làm cho nước ta có nền kinh tế đã kém phát triển lại càng chậm phát triển. Nhận thức được điều đó Đảng ta đã đề ra chính sách phát triển kinh tế phải kết hợp với hội nhập quốc tế không trừ các nước tư bản chủ nghĩa. Có như vậy nền kinh tế nước ta mới phát triển nhanh chóng được không như trước đây chúng ta không chịu hợp tác với các nước tư bản chủ nghĩa và đế quốc làm cho nền kinh tế nước ta trong thời gian dài chậm phát triển.
    Nhìn lại mối liên hệ giữa nước ta với các nước trên thế giới và trong nguyên lý mối liên hệ phổ biến chúng ta thấy nền kinh tế suy thoái của nước ta. Do đó chủ trương của Đảng bị sai lệch xây dựng nền kinh tế tập trung theo lối đơn giản chưa có khoa học kỹ thuật phát triển. Nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè các nước và sự thay đổi trong chính sách của Đảng trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta bắt đầu có sự thay đổi lớn lao. Trong [văn kiện đại hội Đảng lần thứ 9] có các mục tiêu: "phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm, chủ động hội nhập kinh tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực nâng cao hiệu quả hợp tác đảm bảo độc lập tự chủ" và đã đề ra mục tiêu của phát triển kinh tế trong 10 năm tới tức đến năm 2010. "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ dệt đời sống vật chất và tinh thần, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước hiện đại. Nguồn lực con người năng lực khoa học công nghệ kết cấu hạ tầng ngày càng đa dạng phát triển ".
    Mục tiêu đến 2010 sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhịp độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 -10% mức GDP bình quân trên đầu người đạt 1000 USD
    1.3. Các kết quả đạt được và kế hoạch xây dựng tiếp
    Trong đại hội lần VI của Đảng nêu lên một số sai lầm như sau:
    + Sai lầm trong cách đánh giá tình hình kinh tế của nước ta.
    + Sai lầm trong quan hệ hợp tác với nước ngoài. Kết quả nền kinh tế nước ta trước những năm 1987
    ở trong tình trạng trì trệ bước vào những năm 1981 - 1985 nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đó là nền kinh tế bảo thủ lạc hậu đã có từ lâu đời. Do đó không mang lại hiệu quả cao. Từ đại hội Đảng lần thứ VI trở đi đã tuyên bố lại chính sách trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế với việc thực hiện ba chương trình lớn là sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu qua 5 năm thực hiện trong đại hội Đảng năm 1991 đã đạt được một số kết quả sau:
    Về sản xuất lương thực thực phẩm nhờ có sự quản lý của Đảng và Nhà nước về vốn và sự cần cù lao động của nhân dân ta mà lương thực thực phẩm không những đủ dùng trong dân mà còn của để dư xuất khẩu ra nước ngoài đời sống nhân dân ấm no hơn yên tâm sản xuất đặc biệt là xuất khẩu gạo nước ta đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau Thái Lan.
     
Đang tải...