Luận Văn Nguyên lí vận hành máy điện

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Có thể khẳng định, với sinh viên khoa Điện một trong những môn học được mong chờ và thích thú nhất chính là môn thực tập xưởng. Không chỉ bởi nội dung hay mà sinh viên còn được “học đi đôi với hành” và hơn nữa là sự tận tình của thầy cô hướng dẫn. Em xin trình bày
    Kỹ thuật điện là ngành ứng dụng các hiện tượng điện từ để biến đổi năng lượng, đo lường, điều khiển tín hiệu . bao gồm việc tạo ra, biến đổi và sử dụng điện năng, tín hiệu điện từ trong các hoạt động thực tế của con người.
    Các máy thực hiện biến đổi cơ năng thành điện năng và ngược lại gọi là các máy
    điện. Các máy biến từ cơ năng thành điện năng được gọi là máy phát điện, các máy điện để thực hiện các quá trình ngược lại được gọi là động cơ. Các máy điện đều có tính chất thuận nghịch tức là đều có khả năng biến đổi cơ năng thành năng lượng điện và ngược lại.
    Máy điện gồm hai phần: mạch điện và mạch từ. Mạch điện được cấu tạo bởi các cuộn dây, còn mạch từ cấu tạo bởi lõi sắt từ. Máy điện gồm có máy điện tĩnh và máy điện động. Máy điện tĩnh là máy điện mà vị trí tương đối giữa các phần trong máy là không thay
    đổi, còn máy điện động là máy điện mà vị trí tương đối giữa các phần trong máy điện thay đổi khi máy điện hoạt động. Do có thể biến đổi từ năng lượng điện thành năng lượng cơ và ngược lại từ năng lượng cơ thành năng lượng điện nên máy điện được dùng phổ biến trong các nghành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, .
    Do tầm quan trọng của máy điện nên trong chương trình học tập tại trường ĐHBKHN ngoài việc được học cơ sở lý thuyết về máy điện trên lớp chúng em còn được đi thực tập xưởng 3 tuần lễ. Nhờ vậy chúng em hiểu rõ hơn về nguyên lý vận hành của máy
    điện và chúng em còn được học kỹ thuật quấn dây của máy biến áp nhỏ, động cơ ba pha rô to lồng sóc.
    Em xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Điện và các thầy hướng dẫn:​ Nguyễn Quang Hùng
    Nguyễn Huy Thiện
    đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ chúng em hoàn thành đợt thực tập này.


    MỤC LỤC

    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN Bài 1: Cơ sở lý thuyết máy điện
    Bài 2: Máy điện không đồng bộ
    Bài 3: Cơ sở thiết kế bộ dây quấn stato động cơ không đồng bộ
    Bài 4: Kỹ thuật quấn dây

    PHẦN II: CÔNG NGHỆ QUẤN DÂY VÀ SỐ LIỆU KỸ THUẬT I. Yêu cầu kỹ thuật
    II. Công nghệ và số liệu kỹ thuật
    1. Bài tập về dây quấn khuôn phân tán 1 lớp
    2. Bài tập về dây quấn khuôn đồng tâm tập trung 1 lớp.
    PHẦN III: KẾT LUẬN



    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN§1. Cơ Sở Lý Thuyết Máy Điện​ I. Giới thiệu chung về máy điện
    Theo quan điểm năng lượng thì trong tất cả các thiết bị điện đều xảy ra quá trình chuyển động năng lượng điện từ. Quá trình đó được thể hiện qua các hiện tượng: biến đổi,
    tích phóng năng lượng và truyền tải năng lượng. Máy điện là thiết bị điện thực hiện chức năng biến đổi và truyền tải năng lượng điện từ. Hiện tượng biến đổi và truyền tải năng
    lượng thông qua sự tồn tại của điện trường và từ trường trong máy điện. Cấu tạo của máy
    điện gồm hai phần cơ bản: mạch điện và mạch từ.
    Mạch từ gồm bộ phận dẫn từ và khe hở không khí
    Mạch điện gồm các thiết bị điện nối với nhau bằng các dây dẫn điện tạo thành các vòng kín có thể cho dòng điện chạy qua.
    Tuỳ theo cấu tạo, nguyên lý làm việc, chức năng mà máy điện được chia ra làm
    nhiều loại, nhưng chúng đều có điểm chung sau:
    - Cửa vào là cửa đưa năng lượng vào máy.
    [​IMG]


    - Cửa ra là cửa đưa năng lượng ra khỏi máy.


    Tuỳ theo chức năng của các loại máy điện mà ta có thể xác định được dạng năng lượng ở đầu vào và đầu ra của máy điện:
    - Nếu đầu vào là năng lượng điện thì máy điện là động cơ điện.
    - Nếu đầu và là cơ năng thì máy điện là máy phát điện.
    - Nếu đầu vào và đầu ra của máy điện đều là điện năng u,i thì máy điện đóng vai trò là máy truyền tải điện năng.
    Sự biến đổi cơ điện trong máy dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho các bộ biến đổi cảm ứng dùng để biến đổi năng lượng điện với những
    giá trị áp, dòng . thành dòng điện với các giá trị áp, dòng khác. Máy biến áp là thiết bị biến đổi cảm ứng đơn giản thuộc loại này. Các dây quấn và mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong các dây quấn cũng được
    thực hiện bằng phương pháp điện.
    Máy điện có nhiều loại, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau, có thể phân loại theo công suất, cấu tạo, chức năng, nguyên lý làm việc . Và ở đây ta chỉ xét máy điện dựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng.
    a) Máy điện tĩnh
    Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, do sự biến đổi từ thông giữa các cuộn dây không có chuyển động tương đối với nhau.
    Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp
    Máy điện tĩnh dùng để biến đổi thông số của dòng điện, như máy biến áp để biến đổi hai thông số của dòng điện là giá trị áp và giá trị dòng.
    b) Máy điện động
    Nguyên lý làm việc cũng dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ
    trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra.
    Loại máy này thường dùng để biến đổi dạng năng lượng. Đó là biến đổi năng lượng điện thành cơ năng và ngược lại cơ năng thành điện năng. Đại diện cho loại máy điện động là động cơ điện ( biến đổi điện năng thành cơ năng) và máy phát điện ( biến đổi cơ năng thành điện năng).Quá trình biến đổi có tính thuận nghịch (như sơ đồ hinh dưới) nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...