Báo Cáo Nguyên lí ii của nhiệt động học

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 3: NGUYÊN LÍ II CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC

    3.1. Mở đầu

    3.1.1. Các quá trình tự xảy, không tự xảy và trạng thái cân bằng

    Quá trình tự xảy là quá trình tự diễn biến hay quá trình dương.

    Các quá trình ngược lại là quá trình không tự xảy ra hay là quá trình âm.

    Trạng thái cân bằng là trạng thái mà ở đó mọi thông số nhiệt động của hệ đều không thay đổi theo thời gian nếu hệ không tương tác gì với môi trường.

    Cần phân biệt trạng thái cân bằng bền và trạng thái cân bằng không bền( giả bền). Dấu hiệu của trạng thái cân bằng bền là:

    Tính bất biến theo thời gian: nếu không có tác động gì của bên ngoài thì trạng thái hệ không thay đổi theo thời gian.

    Tính linh động: nếu chịu tác động nhỏ, hệ sẽ lệch khỏi trạng thái cân bằng và khi thôi tác động, hệ sẽ trở lại trạng thái cân bằng ban đầu

    Tính hai chiều: có thể đi đến trạng thái cân bằng bền từ hai chiều ngược nhau

    3.1.2. Quá trình thuận nghịch và quá trình bất thuận nghịch

    Quá trình thuận nghịch: là quá trình khi đi từ trạng thái cuối về trạng thái đầu, hệ lại trải qua các trạng thái trung gian như khi nó đi từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối và không gây ra một biến đổi nào trong hệ cũng như trong môi trường

    Quá trình bất thuận nghịch: là quá trình không có đầy đủ các đặc tính trên. Các quá trình thuận nghịch xảy ra với tốc độ vô cùng chậm và có thể xem là một dãy liên tục các trạng thái cân bằng nối tiếp nhau. Đặc trưng quan trọng nhất là: công nghệ sinh trong quá trình thuận nghịch là cực đại và giá trị của nó chỉ phụ thuộc trạng thái đầu và trạng thái cuối.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...