Thạc Sĩ Nguyên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nguyên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính
    Luận văn
    “Nguyên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính”

    CHƯƠNG I : MỞ BÀI 1
    CHƯƠNG II : THÂN BÀI 2
    I : KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG CHO MẠNG MÁY TÍNH 2
    II. MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI 2
    gTẦNG VẬT LÝ 8
    1.Vai trò và chức năng của tầng vật lý. 8
    2. Môi trường thực và môi trường logic của tầng vật lý. 9
    3. Phân biệt hai khái niệmDTEvà DCE. 9
    4. Các chuẩn quan trọng cho giao diện vật lý. 10
    gTẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU 12
    1. Vai trò và chức năng của tần liên kết dữ liệu. 12
    2.Giao thức hướng kí tự. 13
    3.Giao thức hướng bit 15
    g TẦNG MẠNG 17
    1. Vai trò và chức năng của tầng mạng. 17
    2. Kỹ thuật chọn đường. 18
    3. Giao thứ X25 PLP (Packet Level Protocol) 21
    gTẦNG GIAO VẬN 31
    1. Vai trò và chức năng của tầng giao vận. 31
    2. Giao thức cho tầng giao vận. 31
    3. Dịch vụ OSI cho tầng giao vận. 36
    gTẦNG PHIÊN. 37
    1. Vai trò và chức năng của tầng phiên. 37
    2. Giao thức chuẩn cho tầng phiên (ISO 8327/CCĩTT.225) 37
    3. Dịch vụ OSI cho tầng phiên. 38
    gTẦNG TRÌNH ĐIỄN. 38
    1. Vai trò và chức năng của tầng trình diễn. 38
    2. Các giao thức cho tầng trình diễn. 39
    3. Các dịch vụ OSI cho tầng trình diễn. 40
    gTẦNG ỨNG DỤNG 40
    1. Vai trò và chức năng của tầng ứng dụng. 40
    2. Chuẩn hoá tầng ứng dụng. 40
    CHƯƠNG III.: KẾT LUẬN 42
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 43


    CHƯƠNG I : MỞ BÀI
    Sự xuất hiện của mạng máy tính vào những năm đầu của thập kỉ 60 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về Công Nghệ Thông Tin (CNTT) trong xã hội loài người. Cùng với thời gian sự kết hợp giữa máy tính và các hệ thống truyền thông,mà cụ thể là viễn thông, một cách ngày càng hoàn hảo hơn đã đem lại một chuyển biến có tính chất cách mạng trong vấn đề khai thác và sử dụng hệ thống máy tính. Chính vì thế mà giờ đây chúng ta có thể :
    - Chia sẽ tài nguyên mạng
    - Dùng chung các thiết bị mạng như: các ổ đĩa, máy in, modem
    - Sử dụng các dịch vụ mạng như: các trình duyệt web, mail, chat
    - Tham gia hội thảo trực tuyến
    - Phát triển hệ thống thương mại điện tử
    Tuy nhiên khi thiết kế, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc mạng riêng của mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau .sự không tương thích đó làm trở ngại cho sự tương tác của người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông tin càng lớn thì trở ngại đó càng không thể chấp nhận dược đối với người sử dụng. Sự thúc bách của khách hàng dã khiến cho các nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu, thông qua các tổ chức chuẩn hoá quốc gia và quốc tế tích cực tìm kiếm một sự hội tụ cho các sản phẩm mạng trên thị trường. Để có được điều đó, trước hết cần xây dựng được một khung chuẩn về kiến trúc mạng để làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng.
    Vì lý do đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International organization for standardization – viết tắt là ISO ) đã lập ra (1997) một tiểu ban nhằm phát triển một khung chuẩn như thế. Kết quả là năm 1984, ISO đã xây dựng xong mô hình tham chiếu cho việc nối kết hệ thống mở (Reference model for open systems interconnection hay gọn hơn là OSI reference model). Mô hình này được dùng làm cơ sở để nối kết các hệ thống mở phục vụ cho các ứng dụng phân tán. Từ “mở” ở đây nói lên khả năng hai hệ thống có thể nối kết để trao đổi thông tin với nhau nếu chúng tuân thủ mô hình tham chiếu và các chuẩn liên quan.
    Chính vì thế nhận được đề tài “Nguyên cứu về kiến trúc phân tầng và mô hình OSI của mạng máy tính” là điều kiện rất tốt để em đI sâu tìm hiểu về mạng máy tính. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tàI liệu em đã hoàn thành công việc tuy nhiên điều quan trọng hơn là em đã có được một cáI nhìn sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về mạng máy tính.
     
Đang tải...