Nguyên cứu động cơ và các yếu tố tác động tới động cơ học tập của người lớn trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2010-37-80 (Đề tài cấp Bộ)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mai Hà
    Các thành viên tham gia: ThS. Lê Thị Tuyết Mai
    ThS. Thái Thị Xuân Đào
    TS. Tạ Ngọc Thanh
    ThS. Nguyễn Lê Vân Dung
    CN. Trần Thị Vân
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: tháng 05 năm 2010/ tháng 05 năm 2012

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Về lý luận: Động cơ được xem là hạt nhân của nhân cách, là thành phần cơ bản cấu thành nên xu hướng - đặc điểm chủ đạo của nhân cách, là mắt xích khởi đầu, là nền tảng của nhân cách. ĐC có tác dụng thúc đẩy hoạt động của con người và chịu ảnh hưởng nhiều của hệ thống các giá trị mà cá nhân coi trọng.

    Trong dạy học, ĐCHT thúc đẩy người học tích cực chiếm lĩnh tri thức. Các nhà nghiên cứu GDH NL rất chú trọng việc tìm hiểu nguyên nhân (ĐC) thúc đẩy NL học tập.
    Cho đến nay, người ta không nghi ngờ gì về vai trò, chức năng khởi động, hướng dẫn, thúc đẩy của ĐC và ĐCHT của NL, song về khái niệm và phân loại ĐCHT nói chung, ĐCHT của NL nói riêng là những vấn đề vẫn còn thu hút và bàn luận. Thêm nữa, những yếu tố tác động đến ĐCHT, đặc biệt ảnh hưởng yếu tố môi trường kinh tế- xã hội và việc dạy-học đến ĐCHT sẽ rất đa dạng tùy thuộc vào những hoàn cảnh môi trường và điều kiện dạy-học khác nhau. Vì vậy cần khái quát cơ sở lý luận về ĐCHT của NL để góp phần vào xây dựng lý luận TLH và GDH NL

    Về thực tiễn: Ngày nay, với sự phát triển theo cấp số nhân của các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, khối lượng tri thức mới tăng lên ngày càng nhanh, và do vậy chu kỳ đổi mới của trí thức, công nghệ ngày càng được rút ngắn. Kiến thức học được trong nhà trường chính qui, kể cả đại học và sau đại học trở nên ít ỏi, nhanh chóng lạc hậu và không đủ dùng trong suốt cuộc đời. Việc học ngày nay không chỉ diễn ra một lần, không chỉ dành cho trẻ em, thanh thiếu niên, mà còn dành cho NL, kể cả những người đã về hưu. HTSĐ là xu thế phát triển tất yếu trước sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập, trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Đối với mọi cá nhân HTSĐ là yêu cầu để thích ứng với sự phát triển của kinh tế- xã hội, đồng thời học tập cũng là nhu cầu để con người thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống các TTHTCĐ ngày càng tăng về số lượng, các chương trình bổ túc tại các TTGDTX cho NL vừa làm việc vừa học tập có ở khắp các tỉnh/thành. Một số lượng lớn HV tham gia học tập tại các TTHTCĐ và TTGDTX, trong đó nhiều HV là người ở độ tuổi trưởng thành. Nhóm người ở độ tuổi trưởng thành, gánh vác các vai trò xã hội khác nhau, họ vừa đi học vừa kiếm sống và mang trách nhiệm với gia đình, cộng đồng. Học tập không phải là hoạt động chủ đạo đối với người trưởng thành nhưng hiện nay vẫn rất đông NL học tập vì những lí do khác nhau.

    Ngày nay, trên thế giới và ở Việt Nam nền kinh tế- xã hội tạo ra sự đa dạng về nhu cầu. Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần của con người ngày càng phong phú. Con người học tập không chỉ để đáp ứng nhu cầu sống mà còn để thỏa mãn mong muốn hiểu biết, hòa nhập xã hội . Vậy hiện nay của NL ở Việt Nam tham gia học tập với những lí do/ĐC nào, mức độ biểu hiện ĐCHT của họ ở mức độ nào, những yếu tố nào thúc đẩy hoặc hạn chế ĐCHT của NL là những vấn đề cần được tìm hiểu. Việc nghiên cứu sẽ góp phần xây dựng nội dung, hình thức tổ chức học tập nhằm phát huy tính tích cực học tập và phù hợp với nhu cầu của HV, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho nền kinh tế- xã hội.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định ĐC và những yếu tố tác động tới ĐCHT của NL trong giai đoạn hiện nay nhằm đề xuất các kiến nghị về tổ chức, quản lí việc dạy - học của NL phù hợp với ĐCHT của họ và bảo đảm chất lượng.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lí luận: 1/ Nghiên cứu một số khái niệm có liên quan như: nhu cầu và hứng thú học tập; ĐC và ĐCHT; các yếu tố tác động tới sự hình thành ĐCHT; NL và học tập của NL; 2/ Nghiên cứu cơ sở lí luận về ĐC và các yếu tố tác động tới sự hình thành ĐCHT của NL; 3/ Nghiên cứu bối cảnh thời đại (trong nước và quốc tế) tác động tới sự hình thành ĐCHT của NL trong giai đoạn hiện nay.

    Nghiên cứu thực tiễn: Đề tài đã tiến hành khảo sát thực tế ĐC và các yếu tố tác động tới ĐCHT của NL trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đã trưng cầu ý kiến về ĐC và các yếu tố tác động tới ĐCHT của HVNL ở độ tuổi lao động đang học BTVH ở các TTGDTX và học các lớp chuyên đề ở các TTHTCĐ thuộc ba tỉnh, đại diện ba vùng thành phố, đồng bằng, miền núi của miền Bắc. Đồng thời, đề tài cũng đã xin ý kiến của GV/CBQLGD và cán bộ chủ chốt địa phương về vấn đề này.

    5. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài chỉ tập trung phát hiện nguyên nhân thúc đẩy NL học, tìm hiểu biểu hiện chính về hành vi và thái độ học tập; và tập trung vào NL ở độ tuổi lao động thuộc hai nhóm: (1) NL học BTVH ở các TTGDTX và (2) NL học chuyên đề ở các TTHTCĐ.

    6. Phương pháp nghiên cứu


    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết; 2/ Phương pháp hồi cứu tư liệu; 3/ Phương pháp khảo sát thực tế ; 4/ Phương pháp thống kê và xử lý số liệu.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 phần

    Phần 1. Cơ sở lí luận nghiên cứu về động cơ học tập và những yếu tố tác động đến động cơ học tập của người lớn
    1.1. Quan niệm về động cơ học tập của người lớn
    1.2. Phân loại động cơ học tập của người lớn
    1.3. Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của người lớn

    Phần 2. Thực trạng động cơ học tập của người lớn
    2.1. Khái quát chung về học viên của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng
    2.2. Thông tin chung về khảo sát động cơ và các yếu tố tác động đến động cơ học tập của người lớn
    2.3. Động cơ học tập của người lớn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên

    Phần 3. Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của người lớn và đề xuất một vài biện pháp thúc đẩy động cơ học tập của người lớn
    3.1. Các yếu tố tác động đến động cơ học tập của học viên người lớn
    3.2. Đề xuất một vài biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của người lớn

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Trên cơ sở phân tích lí luận lí luận về ĐCHT nói chung và ĐCHT và những yếu tố tác động đến ĐCHT của NL nói riêng, và xuất phát từ thực tế dạy - học của GDTX hiện nay, đề tài đã đề xuất quan niệm về ĐC và các yếu tố tác động tới ĐCHT của NL ở Việt Nam hiện nay (bao gồm khái niệm, cấu trúc, biểu hiện của ĐCHT của NL; và các loại yếu tố tác động đến ĐCHT của NL trong khung cảnh dạy- học của GDTX hiện nay ở Việt Nam). Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một quan niệm về ĐCHT của NL được phân tích cụ thể như vậy.

    Đề tài đã khảo sát ĐCHT và các yếu tố tác động đến ĐCHT của NL tham gia học chương trình BTVH ở các TTGDTX và học chuyên đề ở các TTHTCĐ của ba tỉnh/ thành đại diện cho thành phố, đồng bằng, và vùng núi. Đề tài đã phát hiện rằng:

    ĐC và mức độ biểu hiện của ĐCHT của HVNL tại TTGDTX ở mức độ trung bình khá. Việc tạo điều kiện của nơi làm việc, cộng đồng và gia đình để thúc đẩy ĐCHT của họ chủ yếu là động viên về tính thần, chưa thực sự thúc đẩy ĐCHT của HV. Việc dạy- học (bao gồm chương trình, tài liệu, sở vật chất, và GV) ở các TTGDTX cũng chưa thật sự hấp dẫn về nội dung, sách giáo khoa hành dụng và linh hoạt, về phương pháp dạy của GV, và về cơ sở vật chất để thúc đẩy ĐCHT của HV.

    HVNL theo học tại TTHTCĐ có lực đẩy đối với ĐCHT rất mạnh. Người dân với ĐC khác nhau tùy thuộc vào đối tượng người học, nhưng tựu trung lại họ có ĐCHT để biết, để làm, để làm người và để cùng chung sống, trong đó đặc biệt là học để làm, để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, và học nghề ở nông thôn. HVNL quan tâm đến việc học qua làm, hứng thú với học mang tính vui vẻ hơn là học theo kiểu thuyết trình, hoặc bất cứ kiểu học không phát huy tính tích cực học tập của gười học. Tuy nhiên, hiện nay TTHTCĐ chưa thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với người dân về cả nội dung chương trình- thiếu tính hành dụng, về cơ sở vật chất và phương pháp hướng dẫn NL học. Lần đầu tiên ở Việt Nam có những khám phá toàn diện về các loại ĐCHT của NL, các biểu hiện của ĐCHT của NL; việc dạy-học và tạo điều kiện của nơi làm việc, cộng đồng và gia đình tác động đến ĐCHT của NL

    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất một số biện pháp tổ chức quản lý việc dạy-học ở các TTGDTX và các TTHTCĐ nhằm thúc đẩy ĐCHT và đảm bảo dạy-học có chất lượng.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào 2 khía cạnh đó là các loại, mức độ biểu hiện ĐCHT ở HVNL, và các yếu tố tác động đến ĐCHT ở HVNL. Đề tài dựa vào lý thuyết TLH hoạt động và quan điểm về sự tác động của môi trường xã hội, của vai trò xã hội, đặc điểm học tập của NL, và tình hình thực tế của dạy- học tại các cơ sở GDTX của Việt Nam hiện nay để xây dựng các công cụ khảo sát ĐCvà các yếu tố tác động đến ĐCHT của NL.

    Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ĐCHT của NL chỉ ra rằng, sự hấp dẫn của dạy- học (bao gồm chương trình, tài liệu, sở vật chất, và GV) ở các TTGDTX chỉ ở mức độ trung bình. Hiện nay dạy- học ở TTGDTX chưa thật sự hấp dẫn về nội dung, sách giáo khoa hành dụng và linh hoạt, về phương pháp dạy của GV, và về cơ sở vật chất để thúc đẩy ĐCHT của HV. Việc tạo điều kiện của nơi làm việc, cộng đồng và gia đình để thúc đẩy ĐCHT của HVNL chỉ ở mức độ trung bình, chủ yếu là động viên về tinh thần, vì vậy chưa thực sự thúc đẩy ĐCHT của HV.

    Hiện nay TTHTCĐ chưa thực sự là điểm đến hấp dẫn đối với người dân về cả nội dung chương trình- thiếu tính hành dụng, về cơ sở vật chất và phương pháp hướng dẫn NL học. Việc tạo điều kiện của nơi làm việc, cộng đồng và gia đình để thúc đẩy động cơ học tập của HVNL ở mức độ thấp và trung bình, chủ yếu là động viên về tinh thần, vì vậy chưa thực sự thúc đẩy động cơ học tập của HV. Nhóm đối tượng như người DTTS, phụ nữ, người trình độ văn hóa thấp, người làm nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, cán bộ công chức chưa thực sự tham gia học tập.

    Khuyến nghị

    Cần đổi mới chương trình, sách giáo khoa để mang tính liên thông, hành dụng hơn nữa nhằm cung cấp HTSĐ và tạo cơ hội trong nghề nghiệp và cuộc sống cho tất cả những ai muốn bước trên con đường học vấn;

    GDTX cần có chương trình riêng cho người có động cơ học lên đại học cao đẳng, và chương trình sách giáo khoa riêng cho người có động cơ chỉ học hết THPT;

    Cần xây dựng chương trình vừa học kiến thức phổ thông vừa học nghề cho HV có nhu cầu, để bằng tốt nghiệp trung học nghề tương đương trung học phổ thông;

    Cần đổi mới về cách đánh giá, công nhận kết quả học tập cho phù hợp với điều kiện HVNL và đáp ứng động cơ học tập cần bằng cấp hoặc không cần bằng cấp của HVNL. Cần đầu tư về cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp dạy học tại TTGDTX.

    Đối với TTHTCĐ: Nội dung học tập cần mang tính hành dụng hơn nữa, cần dạy nghề cho nông thôn. Phương pháp dạy cần gắn với thực hành và phát huy tính tích cực ở người học.

    Cần tăng cường nâng cao nhận thức về vai trò của học tập trong nền KTTT hiện nay, để người học không chỉ vì để có bằng cấp, mà người dân trong xã hội ngày nay cần học tập thường xuyên, HTSĐ khi họ làm bất cứ việc gì và ở bất kỳ vị trí nào trong nghề và trong xã hội.

    Cần quan tâm tạo điều kiện cho những đối tượng thiệt thòi như HV nhóm DTTS, HV nữ, người khó khăn, vùng sâu xa để từ đó thúc đẩy ĐCHT của họ.

    Từ khóa: 1/ Giáo dục người lớn; 2/ Giáo dục thường xuyên; 3/ Giáo dục từ xa; 4/ Động cơ học tập.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...