Luận Văn Nguyễn Ái Quốc và Đảng

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU:

    Lịch sử Việt Nam từ khi thực dân pháp xâm lược đã ghi nhận rằng : nguyện vọng tha thiết của dân tộc là được độc lập. Mặt khác, ở nước ta nông dân chiếm hơn 90% dân số, mơ ước ngàn đời của nông dân là có ruộng cày. Giai cấp nào đáp ứng được nguyện vọng trên sẽ tập hợp được dân tộc dưới ngọn cờ cứu nước và trở thành giai cấp lãnh đạo. Cách Mạng tháng mười nga thắng lợi đã khẳng định rằng : trong thời đại ngày ngày nay giai cấp công nhân là giai cấp nắm ngọn cờ dân tộc. Ở Việt Nam từ khi thực dân pháp xâm lược, còn có một thực tế là : giai cấp tư sản không đủ sức nắm vững ngọn cờ dân tộc và cũng không một tổ chức nào của các giai cấp khác có khả năng giải quyết được thực chất của CM ở các nước thuộc địa là vấn đề nông dân. Mặt dù đã có nhiễu nhân sĩ ra đi tìm đường cứu nước, nhưng không ai đáp ứng được nhu cầu bức thiết của dân tộc. Mãi đến năm 1920 NAQ mới đáp ứng được nhu cầu đó, tìm ra con đường cứa nước đúng đắn, truyền bá chủ nghĩa Mác-lenin vào Việt Nam, rèn luyện những người yêu nước Việt Nam theo lập trường vô sản, thành lập đảng của giai cấp công nhân Việt Nam. ĐCSVN ra đời với đường lối đúng đắn đã thu hút tất cả những người yêu nước chân chính đứng dưới ngọn cờ cứu nước của giai cấp công nhân, tiến hành giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của toàn dân Việt Nam.
    Sự ra đời của đảng cộng sản Việt Nam là kết quả của sự chuẩn bị công phu của lãnh tụ NAQ, đồng thời cũng là kết qủa của một qúa trình vận động CM trong hoàn cảnh lịch sử của đất nước ta, là bước phát triển tất yếu của lịch sử Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới sau CáchMạng Tháng Mười.

    B. NỘI DUNG

    I. Nguyễn i Quốc tìm ra con đường cứu nước
    1. Hoàn cảnh lịch sử.
    Vào giữa TK XIX, nước Việt Nam ta đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng (1-9-1858). Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là bóc lột nặng nề về kinh tế, chuyên chế về chính trị, kìm hãm nô dịch về văn hóa, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp chứ không phải đem đến cho nhân dân các nước Đông Dương sự “khai hóa văn minh”.
    Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Một trong những nhiệm vụ mà CNTB là tiến hành xâm chiến thuộc địa để phân chia thị trường. Chính vì vậy mà mâu thuẫn giữa Chủ nghĩa thực dân và Chủ nghĩa đế quốc đã tạo ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I nhằm phân chia lại thị trường thế giới.
    Bên cạnh đó, còn tồn tại mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản thế giới dẫn đến phong trào thế giới phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ở Châu Á tạo nên một phong trào phương Đông thức tỉnh với 3 trung tâm cách mạng lớn là : Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Dương. Bên cạnh đó còn có một trung tâm cách mạng lớn nữa là Nhật Bản.
    Để tiến hành khai thác thuộc địa thì phải xuất khẩu tư bản đến thuộc địa. Từ 1860 đến 1912, qua hình thức cho vay, chính phủ Pháp và các tập đoàn tư bản ngân hàng Pháp đã đầu tư vào Đông Dương 499 tỷ phrăng. Hậu quả của sự xuất khẩu tư bản và du nhập CNTB theo kiểu thực dân vào nước ta đã đem lại những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, chính trị và giai cấp.
    Với lòng yêu nước truyền thống nồng nàn, tinh thần anh hùng bất khuất, nhân dân ta đã liên tục đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập. Các phong trào kháng chiến đã diễn ra liên tiếp, sôi nổi dưới nhiều hình thức và màu sắc khác nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại và nguyên nhân là do thiếu một giai cấp tiên tiến có khả năng đề ra đường lối đúng đắn cho Cách mạng (CM) Việt Nam. Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối.
    2. Vai trò của nguyễn ái quốc trong quá trình thành lập đảng:
    a. Hoàn cảnh xuất thân:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, quê ngoại là làng Hoàng Trù; quê nội là làng Kim Liên, nay thuộc x Kim Lin, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    Cụ thân sinh ra Người là Nguyễn Sinh Huy, tức là Nguyễn Sinh Sắc (1863 - 1929). Cụ đỗ phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làm quan, nhưng thường tỏ thái độ không hợp tác với chúng. Cụ thường chống đổi bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau một thời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Miền Nam (Nam Bộ) làm nghề thầy thuốc, cho đến lúc từ trần. Thân mẫu của Hồ Chủ tịch là cụ Hoàng Thị Loan (1868 - 1901), chị của Hồ Chủ tịch là Nguyễn Thị Thanh, tức Bạch Liên (1884 – 1954) và anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt (1888- 1950), đều tham gia phong trào chống thực dân Pháp và bị tù đày.
    Hồ Chủ tịch là con thứ ba trong gia đình. Người là một học trị thơng minh, chăm chỉ học tập và sớm có tinh thần yêu nước. Các phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước như Phan Chu Chinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám .đ ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chủ tịch.
    Người nhận thấy các phong trào yêu nước chưa có được đường lối đấu tranh đúng đắn. Người cần phải sang các nước phương Tây học tập vì ở đó có tư tưởng tự do, dân chủ và có khoa học, kỹ thuật hiện đại.

    Luận văn chia làm 3 chương
     
Đang tải...