Tài liệu Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh : một nhân cách lớn !

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sớm có những phẩm chất cao quý của một nhân cách lớn nên ngay từ những năm đầu hoạt động chính trị, những năm còn nằm trong vùng tối của lịch sử, những người cùng thời với Người, dù khác biệt về chính kiến cũng đều kính trọng và đánh giá cao trí tuệ, lòng yêu nước thương dân, cũng như đạo lý hành xử của Người.


    Năm 1919, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và một người Việt Nam yêu nước khác ở Paris quyết định thảo bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam để gửi tới các nước thắng trận dự Hội nghị Versailles. Lúc đó, nhà yêu nước Phan Châu Trinh và Tiến sĩ luật học Phan Văn Trường đã là những người có tiếng tăm ở Paris, còn chàng trai Nguyễn Tất Thành ít người biết đến. Nhưng nhóm người Việt yêu nước này đã nhất trí để anh Nguyễn thay mặt họ đứng tên trong bản “Yêu sách” với danh xưng Nguyễn Ái Quốc. Và, ngày 18/6/1919, qua báo L’Humanité và Journal du peuple, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện trên trường chính trị Paris với tư cách “Đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp”.


    Sau sự kiện Tours (tháng 12/1920), Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Nhiều đồng bào của ông trong nhóm những người Việt Nam yêu nước ở Paris đã không có sự chuyển hướng đó. Giữa ông Nguyễn và những người này đã nảy sinh sự khác biệt và bất đồng về nhận thức chính trị cũng như về cách cứu nước, cứu dân, nhưng ngay từ những năm tháng đó, họ đã nói về ông với sự kính trọng và khâm phục.

    Trong một lá thư gửi cho Nguyễn Thế Truyền vào tháng 9/1922, Tiến sĩ Phan Văn Trường đã vui vẻ nói rằng: “Tôi chắc tôi là người đầu tiên ca ngợi Nguyễn Ái Quốc”.

    Khi báo chí thuộc địa của chính quyền ở Đông Dương viết bài nói xấu và gọi ông Nguyễn là “một con người đầy tham vọng”, thí ít lâu sau, ở Paris, trong bài viết của mình đăng trên báo Le Paris, số 9 ra ngày 1/12/1922 Nguyễn Thế Truyền đã lên tiếng bảo vệ ông Nguyễn: “Con người đầy tham vọng ư? Đúng. Nhưng anh Nguyễn tham vọng cái gì? Tham vọng giải phóng anh em của anh bị rơi vào vòng nô lệ, bị bọn thực dân bóc lột hết sức dã man. Có tham vọng nào cao quý hơn thế không?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...