Thạc Sĩ Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Một số khái niệm về trầm cảm 3
    1.2. Các test sàng tuyển trầm cảm 4
    1.3. Một số nghiên cứu đã thực hiện về trầm cảm ở thanh thiếu niên 6
    1.4. Nghiên cứu về tình hình sức khỏe của sinh viên Y khoa 9
    1.5. Khung lý thuyết 10
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 11
    2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 11
    2.3. Phương pháp nghiên cứu: 11
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18
    3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu: 18
    3.2. Nguy cơ trầm cảm sử dụng công cụ CES-D 20 19
    3.3. Nguy cơ trầm cảm và các yếu tố liên quan 21
    3.4. Phân tích đa biến 29
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 30
    4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: 30
    4.2. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan 31
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 34
    CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 36
    Tài liệu tham khảo 37
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trầm cảm ngày nay là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và trầm trọng ở hầu hết các quốc gia. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3% - 5% dân số trên thế giới ( khoảng 100 triệu người ) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời [5]. Rối loạn trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời xã hội, không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Rối loạn trầm cảm biểu hiện là những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng, không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập tại trường, có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ, ngoài ra còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa hoặc vô vọng [2]. Trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe của cộng đồng.
    Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỷ lệ 3% - 5% dân số [11]. Trong báo cáo về vấn đề Sức khỏe tâm thần của thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Michael Dunne – Đại học Công nghệ Queensland (Australia) nghiên cứu tại Việt Nam trong 5 năm qua thì “ Cứ sáu hoặc bảy người trẻ tuổi là người Việt Nam được phỏng vấn thì một người cho rằng họ cảm thấy buồn, thất vọng, không có giá trị so với người khác, họ khóc, ngủ không yên và ăn không ngon ” [0].
    Cho đến nay thì có rất ít nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là một ngành đào tạo mang tính đặc thù cao sinh viên vừa phải trang bị một vốn kiến thức khổng lồ để hình thành nên những kĩ năng nghề nghiệp, lại vừa phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt. Những yếu tố đó vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và tâm sinh lý của sinh viên. Vì các lý do này tôi đã thực hiện nghiên cứu:
    Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan”
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...