Thạc Sĩ Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các thuật ngữ Anh - Việt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình và biểu đồ
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Tóm lược giải phẫu tưới máu não . 4
    1.2. Định nghĩa và phân loại đột quỵ . 5
    1.3. Cơ chế bệnh sinh đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp . 8
    1.4. Một số vấn đề về đột quỵ tái phát . 12
    1.5. Các nghiên cứu điển hình trên thế giới có liên quan với đột quỵ tái phát 28
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 40
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 41
    2.3. Cách khắc phục sai số 51
    2.4. Đạo đức trong nghiên cứu . 52
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
    3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu . 53
    3.2. Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian 64 3.3. Kết quả phân tích đơn biến về sự ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ
    tái phát đột quỵ 65
    3.4. Kết quả phân tích đa biến về sự ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ tái
    phát đột quỵ . 73
    3.5. Tỉ suất tái phát tích lũy theo phân tầng từng yếu tố liên quan độc lập qua
    phân tích hồi quy Cox đa biến 76
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 85
    4.1. Tỉ suất tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp 85
    4.2. Ảnh hưởng của một số yếu tố lên nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não
    cục bộ cấp 96
    4.3. Một số đóng góp mới và hạn chế của đề tài . 127
    KẾT LUẬN. . 129
    KIẾN NGHỊ . 130
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
    QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1
    PHỤ LỤC 2
    PHỤ LỤC 3
    PHỤ LỤC 4
    PHỤ LỤC 5
    PHỤ LỤC 6
    PHỤ LỤC 7


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    1. TIẾNG VIỆT
    BN Bệnh nhân
    Cs Cộng sự
    ĐM Động mạch
    ĐTĐ Đái tháo đường
    HA Huyết áp
    HATT Huyết áp tâm thu
    HATTr Huyết áp tâm trương
    KTC Khoảng tin cậy
    NMCT Nhồi máu cơ tim
    NMN Nhồi máu não
    THA Tăng huyết áp
    TMNCB Thiếu máu não cục bộ
    XVĐM Xơ vữa động mạch
    YTNC Yếu tố nguy cơ
    2. TIẾNG ANH
    ABCD2 Age, Blood pressure, Clinical features, Duration of symptoms,
    Diabetes - Tuổi, Huyết áp, Đặc điểm lâm sàng, Thời khoảng kéo
    dài triệu chứng, Đái tháo đường.
    AHA American Heart Association - Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ
    BMI Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
    CAS Carotid Angioplasty And Stent Placement - Thủ thuật tạo hình
    động mạch cảnh và đặt stent
    CEA Carotid Endarterectomy-Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh
    CT Computed Tomography - Chụp cắt lớp vi tính
    ECG Electrocardiography - Điện tâm đồ
    ESRS Essen Stroke Risk Score - Thang điểm nguy cơ đột quỵ Essen HDL-C High Density Lipoprotein Cholesterol-Cholesterol tỉ trọng cao
    HR Hazard Ratio -Tỉsố nguy cơ (Tỉsố nguy hại, tỉ số rủi ro)
    Hs-CRP High sensitivity C Reactive Protein - Protein phản ứng C siêu nhạy
    ICD International Classification Diseases - Phân loại bệnh quốc tế
    IL Interleukin
    INR International Normalized Ratio - Tỉ số chuẩn hóa quốc tế
    JNC VII 0BThe Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention,
    Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure - Báo
    cáo lần thứ VII của Ủy ban Liên quốc gia về Dự phòng, Phát hiện,
    Đánh giá và Điều trị tăng huyết áp
    LDL-C Low Density Lipoprotein Cholesterol - Cholesterol tỉ trọng thấp
    MRI Magnetic Resonance Imaging - Chụp cộng hưởng từ
    NASCET North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial - Thử
    nghiệm phẫu thuật cắt bỏ nội mạc đối với hẹp động mạch cảnh có
    triệu chứng ở Bắc Mỹ.
    NCEP-ATP
    III
    National Cholesterol Education Program-Adult Treatment Panel III
    - Chương trình Điều trị và Giáo dục quốc gia (Mỹ) về Cholesterol
    cho người lớn lần thứ III
    NICE National Institute for Health and Care Excellence - Viện quốc gia
    về Sức khỏe và Chăm sóc
    OR Odds Ratio - Tỉ suất chênh
    PROGRESS Perindopril Protection against Recurrent Stroke Study - Nghiên
    cứu về Perindopril trong dự phòng đột quỵ tái phát
    RR Relative Risk - Nguy cơ tương đối
    SPARCL Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Level -
    Dự phòng đột quỵ bằng cách làm giảm tích cực nồng độ
    Cholesterol máu
    TIA Transient Ischemic Attack - Cơn thiếu máu não thoáng qua
    TOAST Trial of Org 10172 in Acute Stroke Treatment - Thử nghiệm dùng
    Org trong điều trị đột quỵ cấp.
    DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT
    Tiếng Anh Tiếng Việt
    Acute ischemic stroke Đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
    Cardioembolic stroke Đột quỵ lấp mạch từ tim
    Clinical trial Thử nghiệm lâm sàng
    Cox proportional hazards models Mô hình hồi quy Cox
    Cumulative recurrence rate Tỉ suất tái phát tích lũy
    Exposure Phơi nhiễm
    Hazard ratio (HR) Tỉ số nguy cơ (Tỉ số nguy hại, tỉ số rủi ro)
    Incidence Tỉ lệ mới mắc
    Kaplan-Meier estimator Ước tính Kaplan Meier
    Lacunar infarction Nhồi máu lỗ khuyết
    Lost to follow up Mất theo dõi
    Meta-analysis Phân tích tổng hợp
    Mean Trung bình
    Median Trung vị
    Observational cohort study Nghiên cứu đoàn hệ quan sát
    Odds Ratio (OR) Tỉ suất chênh
    Prevalence Tỉ lệ hiện mắc
    Proportion Tỉ lệ
    Rate Tỉ suất
    Ratio Tỉ số
    Recurrence risk Nguy cơ tái phát
    Recurrent stroke Đột quỵ tái phát
    Relative risk (RR) Nguy cơ tương đối
    Small vessel disease Bệnh mạch máu nhỏ
    Stroke recurrence Tái phát đột quỵ
    Survival analysis Phân tích sống còn
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Thứ tự Tên bảng Trang
    1.1 Các đặc điểm chính trong phân loại nhóm nguyên nhân theo
    TOAST
    6
    1.2 Phân nhóm nguy cơ đối với các nguồn gây lấp mạch từ tim 9
    3.1 Phân bố trình độ học vấn theo nhóm tuổi, giới tính và dân tộc 55
    3.2 Đặc điểm của một số yếu tố về tình trạng bệnh trên lâm sàng 57
    3.3 Tỉ lệ các yếu tố liên quan với tiền sử 58
    3.4 Tỉ lệ các yếu tố nguy cơ mạch máu quan trọng khác 59
    3.5 Tỉ lệ một số yếu tố khác liên quan đến xét nghiệm sinh hóa máu 60
    3.6 Phân nhóm nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não cục bộ theo
    phân loại TOAST
    60
    3.7 Một số đặc điểm chung liên quan đến quá trình theo dõi 61
    3.8 Một số đặc điểm liên quan đến điều trị sau khi bệnh nhân ra viện 62
    3.9 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian 64
    3.10 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố dân số học
    đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    65
    3.11 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố liên quan
    đến tình trạng bệnh trên lâm sàng đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    66
    3.12 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố liên quan
    đến tiền sử đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    67
    3.13 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố nguy cơ
    mạch máu quan trọng khác đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    68
    3.14 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố liên quan với
    xét nghiệm sinh hóa máu đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    69
    3.15 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của phân nhóm nguyên
    nhân đột quỵ thiếu máu não cục bộ theo phân loại TOAST đối với
    nguy cơ tái phát đột quỵ
    70 3.16 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của các yếu tố liên quan
    đến điều trị sau khi ra viện đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    70
    3.17 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của liệu pháp chống kết tập
    tiểu cầu và statins sau khi ra viện đối với nguy cơ tái phát đột quỵ
    theo phân nhóm nguyên nhân của đột quỵ thiếu máu não cục bộ
    71
    3.18 Kết quả phân tích hồi quy Cox đơn biến của một số biến số gộp đối
    với nguy cơ tái phát đột quỵ
    72
    3.19 Kết quả phân tích hồi quy Cox đa biến của một số yếu tố liên quan
    với nguy cơ tái phát đột quy qua phân tích đơn biến (mô hình 1)
    73
    3.20 Kết quả phân tích hồi quy Cox đa biến của một số yếu tố liên quan
    với nguy cơ tái phát đột quy qua phân tích đơn biến (mô hình 2)
    74
    3.21 Kết quả phân tích hồi quy Cox đa biến của một số yếu tố liên quan
    với nguy cơ tái phát đột quy qua phân tích đơn biến (mô hình 3)
    75
    3.22 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo trình độ học vấn 76
    3.23 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo tiền sử đột quỵ/TIA 77
    3.24 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo số lần đột quỵ/TIA trong tiền sử 78
    3.25 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo yếu tố rung nhĩ 79
    3.26 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo mức độ hẹp động mạch cảnh 80
    3.27 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo nồng độ HDL - C 81
    3.28 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân nhóm nguyên nhân 82
    3.29 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo liệu pháp chống kết tập tiểu cầu 83
    3.30 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo liệu pháp statins 84
    4.1 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm 88
    4.2 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 90 ngày trong hai
    nghiên cứu OXVAS và OCSP theo 3 định nghĩa khác nhau
    90
    4.3 Mối liên quan giữa huyết áp tâm thu và nguy cơ tái phát (theo kiểu
    đường cong J)
    106
    DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
    Thứ tự Tên hình hoặc biểu đồ Trang
    1.1 Vòng nối Willis và các động mạch liên quan 5
    2.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu 48
    3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 53
    3.2 Phân bố bệnh nhân theo giới tính 54
    3.3 Phân bố bệnh nhân theo dân tộc 54
    3.4 Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn 55
    3.5 Phân bố bệnh nhân theo tình trạng hôn nhân 56
    3.6 Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú 56
    3.7 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian 64
    3.8 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân tầng trình độ học vấn 76
    3.9 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân tầng tiền sử đột quỵ/TIA 77
    3.10 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo số lần bị đột quỵ/TIA trong tiền sử 78
    3.11 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân tầng yếu tố rung nhĩ 79
    3.12 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân tầng mức độ hẹp ĐM cảnh 80
    3.13 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân tầng nồng độ HDL-C 81
    3.14 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo phân nhóm nguyên nhân 82
    3.15 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo liệu pháp chống kết tập tiểu cầu 83
    3.16 Tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo liệu pháp statins 84
    1

    MỞ ĐẦU
    Đột quỵ với hơn 80% là thiếu máu não cục bộ (TMNCB) luôn là vấn đề
    thời sự của y học trên toàn cầu bởi đây là căn bệnh phổ biến, có tỉ lệ tử vong và
    tàn tật cao, thực sự là gánh nặng cho gia đình và xã hội, đặc biệt là ở các nước
    đang phát triển [104], [111], [121]. Ở một số nơi, tỉ lệ mới mắc các biến cố
    mạch máu não vượt qua cả các biến cố mạch vành [231]. Mặt khác, tại Mỹ,
    một thống kê mới nhất cho thấy cứ mỗi 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ, mỗi
    4 phút có một trường hợp tử vong [111]. Dự báo đến năm 2030, đột quỵ sẽ
    tăng thêm 20,5% so với năm 2012 [209]. Ở Việt Nam, theo Lê Văn Thành, mỗi
    năm có khoảng 200000 người mắc bệnh và có tới 50% trường hợp tử vong [23].
    Bên cạnh đó, đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, gây ảnh hưởng
    nhiều đến những đối tượng đang trong độ tuổi lao động và là trụ cột chính trong
    mỗi gia đình [6], [61], [104], [111].
    Theo y văn, bệnh nhân đột quỵ TMNCB phải đối mặt với nguy cơ tái phát
    rất cao, nhất là trong năm đầu tiên [68], [122], [131], [189], [270]. Điển hình,
    theo Wang và cộng sự (cs), tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy tại thời điểm 1 năm
    lên tới 17,7% [270]. Hơn nữa, Burn và cs cũng đã chỉ ra rằng nguy cơ tái phát
    tại thời điểm trên là cao nhất, gấp 15 lần so với dân số chung [68]. Mặt khác,
    theo các tác giả trong nước, tỉ suất tái phát tại thời điểm 90 ngày và 6 tháng ở
    mức báo động với các giá trị lần lượt là 10,4% [18] và 20,54% [16].
    Nhìn chung, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong dự phòng nhưng đột quỵ tái
    phát vẫn chiếm khoảng 25 - 40% tổng số bệnh nhân đột quỵ [74], [111], [121].
    Nguy hiểm hơn khi tỉ lệ tử vong, tàn tật và chi phí điều trị của loại đột quỵ này
    đều cao hơn so với đột quỵ lần đầu [158], [170], [217], [235], [240]. Chẳng hạn,
    theo Ryglewicz và cs thì nguy cơ tử vong tích lũy tại thời điểm 6 tháng và 1
    năm ở nhóm bệnh nhân đột quỵ tái phát đều cao hơn có ý nghĩa so với nhóm
    bệnh nhân không tái phát [235]. 2

    Chính vì vậy, theo Tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia về đột quỵ thì
    mặc dù việc điều trị trong giai đoạn cấp có thể làm giảm tỉ lệ tử vong và tàn tật,
    nhưng chính dự phòng đột quỵ, bao gồm cả đột quỵ tái phát mới mang lại
    nhiều lợi ích hơn [72], [119], [185]. Để thực hiện tốt điều này chúng ta cần phải
    biết rõ về tình hình biến động và các yếu tố nguy cơ liên quan theo từng quốc
    gia, chủng tộc/dân tộc và từng phân nhóm đột quỵ [87], [109], [117], [121].
    Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về đột quỵ tái phát. Hầu hết các tác
    giả đều tập trung khảo sát tỉ suất tái phát đột quỵ tích lũy theo thời gian với thời
    điểm phổ biến nhất là 1 năm và các yếu tố liên quan với nguy cơ tái phát sau đột
    quỵ thiếu máu não cục bộ cấp [154], [235], [252], [270], [279]. Mặc dù giữa các
    nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm chưa được thống nhất [190] nhưng kết quả mà
    chúng mang lại thực sự có nhiều ý nghĩa khoa học, giúp chúng ta có cách nhìn
    toàn diện về đột quỵ tái phát, một vấn đề quan trọng nhưng ít được biết hơn so
    với đột quỵ lần đầu. Ở Việt Nam, tính đến hiện tại, số lượng các đề tài đề cập
    đến khía cạnh này còn khiêm tốn và hầu như chưa thấy nghiên cứu nào có thời
    gian theo dõi trung bình lên đến 1 năm [16], [18].
    Riêng tại khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có khí hậu
    đặc thù và nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống với những phong tục, tập
    quán, lối sống đa dạng. Đặc biệt, trình độ dân trí của một số bộ phận người dân
    ở đây chưa cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều người đồng
    bào dân tộc thiểu số. Chính những điều đó đã và đang ảnh hưởng nhiều đến tình
    hình biến động của đột quỵ, bao gồm cả đột quỵ tái phát. Tuy nhiên, cho đến
    nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khảo sát về vấn đề này. Do vậy, việc tiến hành
    nghiên cứu đề tài “Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo
    phân tầng một số yếu tố liên quan” tại tỉnh nhà là cần thiết với mong muốn góp
    phần cung cấp thêm những thông tin hữu ích về tình hình đột quỵ tại Việt Nam.
    Qua đó, chúng ta sẽ có được những biện pháp dự phòng tái phát thích hợp nhằm
    làm giảm gánh nặng do đột quỵ gây ra. 3

    Mục tiêu nghiên cứu
    1. Xác định tỉ suất tái phát tích lũy sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp
    theo thời gian (30 ngày, 90 ngày, 6 tháng và 1 năm).
    2. Xác định một số yếu tố có liên quan độc lập với nguy cơ tái phát sau
    đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...